Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Tính ưu việt của " cơ chế thị trường định hướng XHCN", giá xăng Việt Nam đắt gấp 6 lần giá xăng Mỹ mà người kinh doanh vẫn lỗ ?

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Thằng này trông béo như CON DÒI

Biển Đông: Hãy suy nghĩ như ông Tập Cận Bình

Diễn tiến lằng nhằng phức tạp của biển Đông buộc người ta phải đặt câu hỏi: thực sự người Trung Quốc đang nghĩ gì? và muốn gì? Và người lãnh tụ hạt nhân của nước CHND Trung Hoa phải dành những đêm mất ngủ cho suy nghĩ về biển Đông - nơi sẽ là điểm khởi đầu của một khúc khải hoàn trong thế kỷ mới của đất nước ông, và chính bản thân ông.

Ông Tập Cận Bình muốn tại vị thêm vài nhiệm kỳ nữa?

1. Không có Việt nam trên bàn cờ biển Đông?

Nhìn trên bình diện toàn cầu, biển Đông chỉ là một trong các vấn đề mà Trung quốc đang gặp, trên con đường thoát khỏi thế kỷ ô nhục, để trở thành siêu cường hàng đầu thế giới. Ở đây, quan hệ Mỹ - Trung dường như đang chiếm phần chính, bên cạnh sự trở mình của Nhật bản, ánh mắt e dè từ Ấn Độ, Australia hay các quốc gia Tây Âu già cỗi đang mong còn chút thể hiện chút ảnh hưởng tại vùng biển sôi động này. ASEAN, một thực thể quặc quẹo, đang vật vã trong cơn đau tự khẳng định vai trò của mình, tự nó chẳng phải là một vấn đề. Trong cuộc đối đầu với chiến lược xoay trục châu Á của tổng thống Obama, có vẻ Tập chủ tịch đã ghi điểm trước. Bất chấp phán quyết của tòa Quốc tế The Hague về biển Đông, thái độ kiên định phớt tỉnh luật pháp quốc tế đã có những thành công bước đầu. Những động thái nhún nhường gần đây của Philipin, Malaysia, thái độ một chiều của Campuchia cho thấy củ cà rốt cộng với món bắp cải trộn salami trên biển Đông đã phát huy tác dụng.

Với tổng thống Donald Trump, cuộc gặp Kissinger mới đây, nhằm đào mộ thông cáo Thượng Hải, mà đã mở ra con đường để nước Trung Hoa phát triển thoát khỏi thế lưỡng đầu thọ địch kể từ năm 1972, chắc chắn đang lởn vởn trong giấc mơ của Tập chủ tịch. Một cuộc đổi chác trên bình diện toàn cầu sẽ là điều mà cả hai nhà lãnh đạo phải nhắm tới. Bề ngoài có vẻ khó nhằn hơn, đối với vị tổng thống xuất thân thầu khoán kiêm bầu sô, vấn đề thật ra giản dị hơn nhiều. Mối lo về tự do hàng hải ư: Trung Quốc sẽ đảm bảo một cơ chế phối hợp quốc tế, trong đó vai trò của Mỹ và các nước phát triển là rất quan trọng, để ổn định bền vững mạch máu thương mại này. Tranh chấp nguồn lợi biển và thềm lục địa ư: gác tranh chấp, hợp tác cùng khai thác. Nếu muốn khai phá nguồn lợi thềm lục địa tại đây, các công ty dầu khí Mỹ liên kết với Petrochina sẽ có lợi hơn nhiều, nếu so với việc hợp tác với Việt Nam, khi phải e dè sự quấy phá từ phía Trung Quốc. Trong thời điểm giá dầu thấp hiện nay, cùng với việc đã nắm được công nghệ khai thác dầu biển sâu, ai có thể qua mặt Trung quốc tại đây? Tương tự là việc hợp tác khai thác nguồn lợi hải sản, ưu thế của hạm đội đánh cá của Trung Hoa Nam Hải tại đây là quá rõ ràng. Nếu cần trả giá: đình hoãn vô thời hạn việc lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông, rút bớt các vũ khí tấn công hạm đội đang bố trí tại đây. Thậm chí nếu cần thêm: mở thêm cửa thị trường Trung Quốc, hạn chế lao động trẻ em, cải thiện điều kiện lao động, mở rộng có mức độ quyền lập hội, bạch hóa vụ Khí luân công, hứa hẹn phối hợp giải quyết vấn đề an ninh mạng và gián điệp đánh cắp thông tin, chia sẽ gánh nặng khí thải toàn cầu, ngay cả chính sách điều chỉnh tỷ giá đồng yuan cởi mở hơn theo cách nhìn của người Mỹ...

Mục đích tối hậu của Tập chủ tịch: thái độ công nhận de facto sự hiện diện của lá cờ Trung Hoa tại các thực thể đá tại biển Đông. Và đằng sau đó là sự thừa nhận ảnh hưởng của Trung Quốc tại đây, bước đầu của việc thừa nhận vùng ảnh hưởng của Trung quốc tại Tây Thái bình Dương, một điều rất hiển nhiên theo quan điểm của ông Tập. Chỉ cần đừng làm người Mỹ quá mất mặt là được.

Vấn đề còn lại, chỉ là thời điểm thích hợp. Cho một sô diễn ngoạn mục, với cây đinh là một cục xương to, bôi thật nhiều mỡ béo thơm lừng, xong. Và tổng thống Trump sẽ ca khúc khải hoàn về nước Mỹ, với một thứ dạng như "bản hiệp ước hòa bình và phát triển cho biển Đông" trên tay, và một túi đầy những cục xương to, dán nhãn "quyền lợi Mỹ". Thời điểm thích hợp nhất có lẽ là năm 2018.

Hoàn hảo cho một cái bánh to nhãn hiệu Munich ver 2. 0. Chỉ thiếu một cái nhân: Việt Nam.

2. Nếu đại cục đã được xử lý trên bình diện quốc tế, chủ yếu trong khuôn khổ mối quan hệ Mỹ - Trung, thì chuyện Việt Nam có lẽ chỉ là tiểu cục. Vấn đề là giới lãnh đạo Việt nam nghĩ gì về biển Đông?

Một cách chính thức, biển Đông được ghi nhận trong cương lĩnh của ĐCS lẫn chiến lược an ninh quốc phòng của đất nước như là một phần không thể chia cắt của lãnh thổ Việt Nam. Dưới ánh sáng của phán quyết tòa án The Hague, sẽ có những vấn đề mới được đặt ra. Tuy nhiên, cũng giống như các đồng nghiệp Trung Quốc, các nhà chính trị chủ chốt Việt Nam vẫn xem xét vấn đề dưới góc độ thềm lục địa của các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Không mở rộng đến mức lợi ích cốt lõi thông qua đường chín đoạn như nhà họ Tập, người Việt đánh giá những ưu thế về lịch sử thông qua việc chiếm hữu các thực thể nổi, chìm tại đây là điểm mấu chốt thể hiện khái niệm lãnh thổ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Và do đó, các sự kiện chiếm đóng của Trung quốc năm 1974 và 1988 là hành vi xâm lược, mà do bởi thực tế khách quan lúc đó, đã không được Việt Nam đáp trả tương xứng. Vấn đề là liệu điều này có được phép lặp lại, trong một tương lai gần?

Trái với quan điểm của các nhà đối lập luôn tận dụng vấn đề biển đảo để quấy đảo đời sống chính trị ở Việt nam, nhận thức này đang là suy nghĩ chủ đạo của giới chóp bu Hà Nội, và cũng không phải mới gần đây. Việc nhìn nhận chính thức - trong bản Hiến pháp cũ 1980 - rằng Trung quốc là kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam là một minh chứng rõ ràng cho điều này. Những cố gắng hòa dịu giữa hai quốc gia cộng sản này, bắt đầu từ hội nghị Thành Đô - bên cạnh mong muốn co cụm về ý thức hệ để chống đỡ trào lưu sụp đổ của khối Warsovie trong thập kỷ 90 thế kỷ trước - còn thể hiện mong muốn, ít nhất là từ phía Việt Nam để có một "khoảng thở" trước sức ép tham lam của người láng giềng. Tận dụng cửa sổ này để thoát khỏi sự cô lập về chính trị và gánh nặng quốc phòng, Việt nam đã lách qua một giai đoạn khó khăn nhất để phát triển như ngày nay. Cái giá phải trả không hề rẻ, thiệt hại về kinh tế (nhập siêu toàn tập, phá hoại kinh tế, khủng hoảng môi trường... ) tổn thất về danh dự (phản bội xương máu nhân dân... ), chịu lấn ép nhục nhã về chính trị (điển hình là vụ bị từ chối tiếp xúc khi xin trao đổi trong cuộc khủng hoảng dàn khoan 2015... ). Phải chấp nhận đánh đổi lấy hòa bình để phát triển.

Chỉ có một câu hỏi: tại thời điểm hiện nay, trong mối quan hệ hòa dịu bất tương xứng này, đâu là giới hạn của sự nhẫn nhục của Bộ Chính trị ĐCS Việt Nam?

Câu trả lời cứng: khi chủ quyền lãnh thổ bị xâm phạm. Cụ thể:

• Các thực thể nổi, chìm do Việt nam thụ đắc ở Trường Sa bị tấn công bằng lực lượng vũ trang, chủ yếu do hải quân và không quân Trung Quốc, và hầu như chắc chắn bị chiếm đóng.

• Biên giới và lãnh thổ trên bộ của Việt nam bị xâm phạm.

Ngoài hai tình huống cứng như trên, các hoạt động khác của Trung Quốc không chắc sẽ nhận được phản ứng thích đáng từ giới lãnh đạo Việt nam, theo lối suy nghĩ chủ quyền và độc lập dân tộc đã bị xâm phạm - như kinh nghiệm gần đây đã chỉ ra. Việc cải tạo, thành lập các đơn vị hành chính, bố trí lực lượng quân sự tiến công tại các thực thể mà Trung Quốc chiếm đoạt từ Việt nam trong các năm 1974 và 1988, cũng như lấn ép giành giật các quyền lợi về kinh tế như tranh đoạt ngư trường, thăm dò và khai thác dầu khí, hay thậm chí tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông... các món bắp cải trộn salami này vẫn còn được các vị lãnh đạo Cộng sản Việt Nam dung nạp tốt.

Nhưng, trong một tình huống cứng cụ thể - dù muốn hay không - bộ sậu lãnh đạo của ĐCS Việt Nam phải thể hiện lập trường dứt khoát về biển Đông trước nhân dân. Lúc đó, phải thật sự rất ngớ ngẩn mới dám tuyên bố kiểu như phải giữ vững ổn định chính trị để tiến hành Đại hội đảng, hay để chuyện này cho con cháu lo!!!

Vậy, không hòa được thì đánh. Trong tình huống này, như lịch sử đã nhiều lần chứng minh, bất kể là do giới nào lãnh đạo, người Việt sẽ nhanh chóng chuyển các điểm yếu của mình thành lợi thế, và sẽ khai thác mạnh mẽ các vấn đề của đối phương. Vốn liếng thì vẫn vậy, sự hy sinh của nhân dân, sự lỳ lợm đến mức phi lý trí, vũ khí phi đối xứng và trường kỳ kháng chiến.

Không cần phải thông thuộc kinh sử, Tập Cận Bình cũng học được bài học này. Duy trì một tình trạng đối đầu trực tiếp về quân sự kéo dài trên biển Đông sẽ là một sự tự sát về chính trị, trong hoàn cảnh đang có nhiều chống đối kế hoạch cải tổ trong nội bộ của chính ông. Tận dụng các ảnh hưởng từ các thế lực cường quốc trên thế giới, để đưa Việt Nam ngồi vào bàn đàm phán cho hiệp ước hòa bình về biển Đông? Món Munich ver 2.0 khó mà ra lò nổi, nếu nhớ đến kỹ năng vừa đánh vừa đàm của người Việt. Và kẻ nào ký xong bản hiệp ước này sẽ lập tức theo chân các bậc tiền bối như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống sang tá túc Bắc Kinh ngay.

Không cứng được thì mềm vậy. Trên thực tế, Trung Quốc đã và đang áp dụng đường lối xâm lược mềm, với việc xuất khẩu không chỉ thực phẩm nhiễm độc, đồ dùng chất lượng thấp, văn hóa từ phim ảnh cho đến Khổng giáo sang Việt Nam. Trong khi đã có những thành quả đáng kể từ những hoạt động này, chắc chắn còn rất lâu mới đạt được một hiệu ứng nô dịch theo kiểu lượng biến thành chất mà họ Tập mong muốn. Trên biển Đông, các hoạt động gây căng thẳng kéo dài và tăng dần, thông qua lực lượng chấp pháp, hoặc dân quân biển, hoặc lấn chiếm, bồi đắp, mở rộng và quân sự hóa các thực thể đá tại đây... ghi được điểm đầu về việc tạo ra vấn đề, song không thể đặt dấu chấm hết cho câu chuyện. Cả hai bên đang trung thành với đường lối trì cửu chiến của Mao chủ tịch. Hơn thế nữa, lịch sử chỉ ra rằng lũ đàn em này cũng chính là bậc thầy trong nghệ thuật ẩm thực kiểu này. Việc mất 4 năm để đàm phán về hình dáng của cái bàn trong hội nghị Paris từ 1968 - 1972 là một loại ví dụ điển hình của các đệ tử môn "trì cửu chiến". Vấn đề là ai sẽ mất kiên nhẫn trước?

Trong khi vẫn là người nắm quyền chủ động, có thể gia giảm cường độ áp lực tùy thời điểm và tình huống cụ thể, không thể không nhìn thấy những áp lực - chủ yếu từ nội bộ ĐCS Trung Quốc - lên ông Tập. Cuộc đấu "đả hổ diệt ruồi" diễn tiến kéo dài, mức độ tập quyền vẫn chưa được như mong muốn của ông, sự chống đối ngấm ngầm, đặc biệt từ địa phương... Đối ngoại, việc chuyển từ vai trò "cha Tập mẹ Bành" sang một nhà đàm phán không hề là thế mạnh, và đây sẽ là điểm yếu chí tử của ông, mà các đối thủ trong nước không dễ gì bỏ qua. "Sự cố" phán quyết của tòa quốc tế The Hague vừa rồi là một đòn nặng giáng vào uy tín của chính quyền Trung Quốc - điều này ai cũng biết; nhưng chắc chắn ít người đánh giá được tổn thất về uy danh của nhà lãnh đạo cốt lõi thế hệ thứ tư đối với các đảng viên và nhân dân trong nước qua vụ này. Những xầm xì trong giới chóp bu về sự thiếu kinh nghiệm đối ngoại của ông giống như muỗi chích, không nguy hiểm nhưng rất khó chịu. Vậy có cần phải có những thành công ngoạn mục nào đó trong vấn đề biển Đông hay không?

Ở góc nhìn bên kia, sau khi tiêu hóa quá nhiều món bắp cải trộn salami kiểu Tàu, những nhà lãnh đạo Việt Nam đang cảm thấy như thế nào?

Nói cho cùng, chứng khó tiêu khi dùng quá nhiều món salad Tàu đã thể hiện thành bệnh lý, chủ yếu là phản ứng giận dữ từ người dân - vốn đang được các nhà đối lập tận dụng tối đa - nhưng cũng là những câu hỏi hóc búa mà Bộ Chính trị phải trả lời trong các kỳ đại hội để thể hiện tính chính danh của mình trước các Đảng viên. Phản ứng mạnh miệng của vị cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc khủng hoảng dàn khoan vừa rồi rõ ràng không phải là do buộc miệng. Vấn đề là, chứng viêm đại tràng mãn tính này lại có thể là nguồn cơn của căn bệnh ác tính: ung thư.

Có những dấu hiệu cho thấy giới chóp bu Việt nam đang thay đổi dần nhận thức, từ việc dựa chủ yếu vào chính sách đi dây, đàm phán ngoại giao thông qua các thực thể kém hiệu quả như Asean, dựa trên các bộ quy tắc ứng xử quốc tế... chuyển sang việc lặng lẽ tăng cường năng lực phòng thủ bất đối xứng, mở rộng đối ngoại quốc phòng sang những kênh phi truyền thống, và chuẩn bị dư luận trong Đảng. Trong những tháng gần đây, rất ít nghe giới truyền thông nhắc tới các bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông. Có vẻ người Việt cũng đang thích ứng với trò chơi "trì cửu chiến" trên biển, họ chọn lựa thái độ kiên quyết không bị khiêu khích để rơi vào thế phải khai chiến trước, nhưng cũng sẵn sàng ra đòn đủ đau để làm nguội bớt những cái đầu nóng; luôn hô hào tham gia một cuộc đàm phán lòng vòng, đủ các cấp độ, không song phương mà cũng chẳng đa phương, mà kết quả chỉ là tuyên truyền quan điểm cho nhau; sử dụng Cam Ranh như một mồi nhử cho bên này, và nút chặn để hù dọa bên kia... Một loại học trò xuất sắc của một nền Khổng giáo phương Đông hủ lậu! ! !. Mục tiêu: duy trì nguyên trạng. Nếu không duy trì nguyên trạng được thì chẳng ai được lợi ích gì từ đây. Và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu trong đó dĩ nhiên Trung quốc sẽ chịu ảnh hưởng nặng. Mục đích tối hậu: Đợi.

Chọn cứng hay mềm, nhà lãnh đạo cốt lõi nước Trung Hoa trong thế kỷ 21 cũng phải hết sức thận trọng, tránh sa lầy trên biển Đông.

Biển Đông, dưới con mắt họ Tập, chắc chắn không thể là một vũng lầy. Nó cũng không phải là một con đường, một vành đai, một biển, hay thậm chí một đại dương. Giấc mơ Trung Hoa vĩ đại đòi hỏi - trong công cuộc phục sinh đế quốc Trung tâm thế giới mà thế kỷ đang đặt lên vai ông - một chiến thắng toàn vẹn, một sự thần phục hoàn toàn, một sự nhìn nhận của cả thế giới, một sự chứng minh cụ thể về sự vươn mình trở thành siêu cường của đế quốc thần thánh. Và không thể có cách nhìn nhận nào khác. Tuyệt đối không.

Trong cái nhìn này, biển Đông chính là Việt Nam. Trong ván cờ này, nền độc lập dân tộc của Việt Nam sẽ là con át, chứ không phải là tài nguyên dầu khí, hải sản, vị trí địa chính trị, cuộc chống bao vây phong tỏa "kiểu xoay trục" hay quyền lợi tự do hàng hải của cả thế giới còn lại, bao gồm cả nước Mỹ. Vì vậy, vấn đề tranh chấp biển đảo - nói theo kiểu người Việt Nam, hay đường chín đoạn - kiểu người Trung Hoa, chỉ là diện của một vấn đề mà điểm chốt phải nằm ở Hà Nội.

Vì vậy, đột phá ở biển Đông sẽ xảy ra chỉ ở Hà Nội. Và thời điểm? Đại hội đảng giữa nhiệm kỳ sắp tới, khi mà tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng - theo những thảo thuận ngầm mà ai cũng biết - phải bàn giao chức vụ cho ai đó.

Don Juan

(Dân Luận)

Vũng Tàu: Xót xa nhìn Nhà nghỉ Tỉnh ủy Tây Ninh gần trăm tỷ đồng để cỏ mọc hoang

ĐS&PL  1 đăng lại 1 liên quan

Công trình Nhà nghỉ Tỉnh ủy Tây Ninh tại TP. Vũng Tàu trị giá gần 100 tỷ đồng được khởi công từ năm 2010 đến nay đã hơn 6 năm. Nhưng hiện giờ nó vẫn chưa thể đi vào sử dụng mà chỉ để dành làm nơi cho cỏ dại mọc hoang.
Sự lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư công tại công trình này đã khiến không ít người phải xót xa, ngán ngẩm!?
Theo Quyết định số 3584-QĐ/TU ngày 3/8/2009 của Tỉnh ủy Tây Ninh về phê duyệt lại dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà nghỉ Tỉnh ủy Tây Ninh tại Vũng Tàu, thì công trình này có quy mô cao 7 tầng, gồm 56 phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 3 sao do Văn phòng Tỉnh ủy Tây Ninh làm chủ đầu tư.
Vung Tau: Xot xa nhin Nha nghi Tinh uy Tay Ninh gan tram ty dong de co moc hoang - Anh 1
Xót xa nhìn Nhà nghỉ Tỉnh ủy Tây Ninh gần trăm tỷ đồng để cỏ mọc hoang. Ảnh: PV.
Công trình được xây dựng với tổng diện tích 886m2, tọa lạc tại số 60 đường Trần Phú, phường 5, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng mức đầu tư của dự án là 40.851.106.000 đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2009 - 2011.
Đến ngày 9/1/2010, công trình Nhà nghỉ Tỉnh ủy Tây Ninh tại TP. Vũng Tàu đã được khởi công xây dựng. Tuy nhiên, công trình đã không thể hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra.
Vung Tau: Xot xa nhin Nha nghi Tinh uy Tay Ninh gan tram ty dong de co moc hoang - Anh 2
Công trình Nhà nghỉ Tỉnh ủy Tây Ninh tại Vũng Tàu. Ảnh: PV.
Ngày 28/3/2012, Tỉnh ủy Tây Ninh buộc phải phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư cho công trình này lên đến 65.844.451.290 đồng. Toàn bộ số tiền đầu tư này được lấy từ nguồn sản xuất kinh doanh tài chính Đảng của Tỉnh ủy Tây Ninh. Thời gian xây dựng lúc này sẽ là từ năm 2010 - 2015.
Sau nhiều lần lỗi hẹn tiến độ, buộc phải điều chỉnh mức đầu tư theo hướng tăng thêm nguồn vốn, vậy nhưng đến thời điểm này, công trình Nhà nghỉ Tỉnh ủy Tây Ninh vẫn chưa thể hoàn thành, và ngày hoàn công đưa vào sử dụng thì còn mịt mù nơi xa!
“Mục sở thị” công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trị giá gần một trăm tỷ này vào ngày 18/11/2016, nhóm phóng viên chúng tôi ghi nhận trên công trình đã cơ bản được hoàn thiện bên ngoài, nhưng bên trong không có một bóng người. Công trình không có biển báo, lại để cỏ dại mọc um tùm khắp nơi khiến cho nhiều người đi qua lầm tưởng đây là một căn nhà hoang chứ không phải là Nhà nghỉ của Tỉnh ủy Tây Ninh được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước!?
Vung Tau: Xot xa nhin Nha nghi Tinh uy Tay Ninh gan tram ty dong de co moc hoang - Anh 3
Công trình cách biệt hoàn toàn với những ngôi nhà còn lại. Ảnh: PV.
Tiếp xúc với phóng viên, một số người dân trong khu vực hết sức ngỡ ngàng khi biết công trình này đã dừng thi công trong một thời gian khá dài này lại là do Tỉnh ủy Tây Ninh đầu tư xây dựng!? Không ít người đã phải thốt lên trong sự chua xót, lãng phí khi nhìn khối tài sản công nhiều tỷ đồng để cỏ mọc, đang dần xuống cấp do dầm mưa dãi nắng đêm ngày không ai quản lý sử dụng.
Thiết nghĩ, công trình Nhà nghỉ Tỉnh ủy Tây Ninh triển khai xây dựng đã lâu nhưng đến nay chưa hoàn thiện để đưa vào sử dụng gây lãng phí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách có phần trách nhiệm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, và Văn phòng Tỉnh ủy với tư cách là chủ đầu tư. Trên tinh thần của Nghị Quyết TW 4 khóa XI về chống tham nhũng, lãng phí, Tỉnh ủy Tây Ninh thẳng thắn nhìn nhận sự lãng phí đang xảy ra tại công trình Nhà nghỉ của Tỉnh ủy để từ đó kiểm điểm, xử lý trách nhiệm những cá nhân, tập thể có liên quan, sớm đưa công trình vào sử dụng hiệu quả.

"Giấc mộng Trung Hoa" của Tập Cận Bình bị vây khốn giữa muôn trùng "ác mộng"

Kiều Tỉnh | 

"Giấc mộng Trung Hoa" của Tập Cận Bình bị vây khốn giữa muôn trùng "ác mộng"
(Ảnh: dwnews.com)

Ba năm qua, ông Tập Cận Bình đã đi công du nước ngoài 19 lần, nhưng đối ngoại của TQ không tiến lên, mà lại đang thụt lùi, lúng túng.

Thông cáo Hội nghị trung ương 6 Khóa 18 đảng Cộng sản Trung Quốc công bố ngày 27/10 đánh dấu một mốc lớn về cuộc chiến chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động.
Thông cáo kêu gọi "Toàn đảng đoàn kết chặt chẽ xung quanh Trung ương đảng do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân, xác lập chắc chắn ý thức chính trị, ý thức đại cục, ý thức hạt nhân, ý thức thống nhất, kiên định không lay chuyển bảo vệ quyền uy của trung ương và sự lãnh đạo thống nhất tập trung, tiếp tục thúc đẩy toàn diện công tác trị đảng nghiêm, cùng nhau tạo ra môi trường chính trị tác phong liêm chính, không ngừng mở ra cục diện mới cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc".
Dư luận các nước cho rằng đây được coi là "Lời kết Nhiệm kỳ thứ nhất của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình" với nhiệm vụ chủ yếu đấu tranh chống tham nhũng nhằm:
1- Giảm bớt những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của ĐCSTQ.
2- Củng cố địa vị lãnh đạo của mình.
3- Tạo ra được đội ngũ cán bộ trong cơ quan đảng, nhà nước tương đối trong sạch và đáng tin cậy đối với mình.
Thế giới tưởng rằng TQ đang bành trướng: Mới chỉ là màn dạo đầu của Tập Cận Bình! - Ảnh 1.
Thực trạng Trung Quốc khi Tập Cận Bình lên nắm quyền tháng 11/2012
Một là, màu sắc Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đậm nét. Ông Giang Trạch Dân trong 13 năm nắm quyền đã đưa rất nhiều thân tín của mình nắm giữ các chức vụ chủ chốt.
Mặc dù khi lên nắm quyền ông Hồ Cẩm Đào đã gạt ra ngoài nhiều thân tín của ông Giang, nhưng "tứ trụ" của ông Giang vẫn nắm quyền như Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Chu Vĩnh Khang, còn Tăng Khánh Hồng vẫn có ảnh hưởng lớn ở Thượng Hải.
Khi lên nắm quyền, ông Hồ Cẩm Đào đã ồ ạt đưa người thân tín của mình thay thế và nắm giữ các chức vụ chủ chốt, như 7 Ủy viên thường vụ Bộ chính trị hiện nay có tới 4 người thuộc Hệ thống Đoàn thanh niên. Các Ủy viên Bộ chính trị , Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và nhiều Bộ trưởng khác hầu hết đều thuộc hệ thống Đoàn thanh niên Trung Quốc.
Bởi vậy, có thể nói rằng "Màu sắc Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào" vẫn đậm nét sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền.
Hai là, quốc nạn Tham nhũng đe dọa sự tồn vong của đảng Cộng sản Trung Quốc. Quốc nạn này tồn tại từ lâu. Cách đây 16 năm, khi ông Chu Dung Cơ lên làm Thủ tướng (3/1998) đã hạ quyết tâm chống tham nhũng đang hoành hành.
Ông Chu từng nói: "Tôi biết rằng mình đang đi vào bãi mìn rộng mênh mông chống tham nhũng... Nên Tôi chuẩn bị 100 chiếc quan tài cho cuộc đấu tranh này, trong đó có một chiếc dành cho bản thân".
Trong cuốn hồi ký mang tựa đề "Ghi chép-những điều đáng sợ" xuất bản tháng 4/2013, Chu phải than thở: "Tình trạng tham nhũng ở Trung Quốc đã quá nghiêm trọng tới mức mà tôi, Thủ tướng Chu Dung Cơ cũng phải bất lực bó tay".
Tờ Nhật Báo Kiểm Sát - cơ quan phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc ngày 23/10/2007 cho biết trong 5 năm từ 2003 tới 2007, nước này đã ban hành hơn 160 luật, sắc lệnh cấp nhà nước chống tham nhũng. Riêng các Bộ, ban ngành ban hành hơn 40 văn kiện, các tỉnh và địa phương ban hành tới hơn 1000 quy định các loại về chống tham nhũng.
Nhưng một sự thực trớ trêu là "có luật không theo, cấm mà vẫn làm", thậm chí càng chống thì tham nhũng càng tăng, càng nghiêm trọng hơn, tham nhũng ngày càng leo lên cấp cao, xâm nhập vào tất cả các ngành, các ngõ ngách ở Trung Quốc.
Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu của Trung Quốc cho biết rất nhiều biện pháp chính sách cải cách của trung ương đưa ra rất tốt, nhưng đều bị các "nhóm lợi ích" triệt tiêu và các lệnh của trung ương "không ra khỏi cổng Trung Nam Hải".
Ngày 16/1/2008, phát biểu trong Hội nghị toàn thể lần thứ 2 Ban kiểm tra kỉ luật trung ương Khóa 17 họp tại Bắc Kinh, ông Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh: "Phải rung lên hồi chuông dài cảnh tỉnh toàn đảng toàn dân về quốc nạn tham nhũng, hiện đang có nguy cơ làm mất đảng, mất nước".
Khi lên nắm quyền, trong Hội nghị nội bộ ngày 20/2/2014, ông Tập Cận Bình thừa nhận:
"Cải cách mở cửa hơn 30 năm, kinh tế tuy phát triển, nhưng chúng ta phải trả một giá quá đắt. Chưa nói gì tới việc chúng ta phải hy sinh môi trường sinh thái, mà chỉ nói riêng về đội ngũ cán bộ lãnh đạo thì hầu như toàn bộ đều bị sa ngã. Có thể nói rằng hiện nay chúng ta đang phải dựa vào một đội ngũ đông đảo quan chức tham nhũng để quản lý đất nước chúng ta đấy!"
Tạp chí Tiền Tiêu (Hồng Kông) số tháng 4/2013 dẫn lời ông Tập Cận Bình, "Trên thực tế đấu tranh chống 'con hổ' tham nhũng hiện nay chỉ là biện pháp xì hơi khi quả bóng quá căng, giống như lấy đũa khuấy nồi canh đang sôi để nước không tràn ra ngoài".
Ông Tập cho rằng quốc nạn tham nhũng hiện nay "không phải là vấn đề giữ cho lá cờ hồng bay được bao lâu mà là vấn đề bảo vệ non sông đất nước này được bao lâu?"
Báo chí Trung Quốc ngày 21/10/2016 viết: "Trong hơn 30 năm cải cách mở cửa, chúng ta đạt được nhiều thành tựu về kinh tế và vật chất, nhưng đứng trước lợi ích kinh tế thì toàn bộ lòng đảng, lòng dân và toàn quân đã rệu rã, vô cùng rời rạc.
Chỉ nói riêng quân đội, số tướng lĩnh bị 'ngã ngựa' gấp tới 100 lần so với thời kỳ chiến tranh, số quan chức lãnh đạo cấp cao các tỉnh mấy năm qua bị xử lý bằng tổng số hơn 30 năm cộng lại, tình trạng của xã hội Trung Quốc không khác gì Thời kỳ Đại cách mạng văn hóa (1966 – 1976)".
Nhân kỉ niệm 95 năm ngày thành lập ĐCSTQ (1/7/1921-1/7/2016), tờ Nhân dân Nhật báo viết:
"Bài học 74 năm xây dựng của ĐCS Liên Xô vẫn còn đó. Khi chỉ có 200.000 đảng viên, đảng đã giành được chính quyền, khi có 2 triệu đảng viên, đảng đã lãnh đạo nhân dân chiến thắng phát xít Đức, nhưng khi có 20 triệu đảng viên thì đảng để mất chính quyền, làm tan rã đất nước." Tờ báo kết luận đây là tấm gương cho Trung Nam Hải.
Ba là, địa vị Tập Cận Bình vẫn mờ nhạt, nhất là bị các thân tín của người lãnh đạo trước đây cản trở, tiêu biểu là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu. Hai người này được bầu bổ sung vào chức Phó Chủ tịch quân ủy trung ương trong Hội nghị toàn thể trung ương 4 Khóa 15 (năm 2000).
Tạp chí Minh Kính ở Hồng Kông số ra ngày 11/4/2015 viết, khi nắm quyền, Từ Tài Hậu từng nói với Quách Bá Hùng rằng "Nếu bầu Tập Cận Bình vào, trong 5 năm ông ta sẽ làm rối loạn hết cả". Bởi vậy, mãi tới Hội nghị trung ương 5 Khóa 17 (10/2010), ông Tập mới được bầu làm Phó Chủ tịch quân ủy trung ương.
Do địa vị còn bấp bênh chưa được củng cố, nên ngay khi lên nắm quyền ông đã thâu tóm tới 9 chức vụ quan trọng trong tay để tiến hành thanh lọc, đưa những người tin cậy vào các chức vụ quan trọng.
Bởi vậy, chỉ có phát động cuộc chiến chống tham nhũng mới là biện pháp quan trọng vừa hợp lòng dân, vừa ngăn chặn được nguy cơ "mất đảng, mất nước", vừa đạt được mục tiêu củng cố được địa vị lãnh đạo của mình.
Thế giới tưởng rằng TQ đang bành trướng: Mới chỉ là màn dạo đầu của Tập Cận Bình! - Ảnh 2.
Hội nghị trung ương 6 khóa XVIII của đảng Cộng sản Trung Quốc, từ 24-27/10/2016. (Ảnh: Xinhua)
Cuộc chiến chống tham nhũng
Phương châm cơ bản của cuộc chiến chống tham nhũng do Tập Cận Bình khởi xướng là "đánh hổ, đập ruồi", tức là vừa nhằm vào những cán bộ cấp cao trung ương vừa nhằm vào cán bộ địa phương.
Cuộc chiến này tiến hành một cách rất quyết liệt, ráo riết, liên tục từ đầu năm 2013 tới nay trên tất cả các lĩnh vực, trên các hướng, các ban ngành, thậm chí kể cả quan chức chạy trốn ra nước ngoài sinh sống. Khẩu hiệu đưa ra là "Không có khu cấm, không có giới hạn, Không có hạ cánh an toàn", đã thôi chức hoặc đã về hưu vẫn bị bắt và truy cứu trách nhiệm.
Biện pháp quan trọng thường áp dụng "phạt cành, chặt rễ, nhổ gốc". Ông Tập cho rằng các quan chức cấp cao ở trung ương và địa phương như cây cổ thụ, nên trước tiên phải chặt bỏ những thân tín và thân thích là "cành rễ", sau đó mới nhổ được gốc.
Ngoài ra các chiêu bắt quan chức tham nhũng cũng khác trước, như có những quan chức vẫn làm việc bình thường, hôm trước vẫn dự Hội nghị, họp báo nhưng hôm sau bị bắt, có quan chức khi lên làm việc tại văn phòng thì bị bắt.
Kết quả, từ Đại hội 18 tháng 11/2012 tới trước Hộ nghị trung ương 6 ( 24/10 -27/10/2016), có 11 Ủy viên trung ương, 13 Ủy viên dự khuyết bị xử lý kỉ luật và đưa ra xét xử về tội tham nhũng, gần 200 quan chức địa phương, trong đó hơn 50 cán bộ lãnh đạo chủ chốt các tỉnh, 29 người đã bị đưa ra tòa án xét xử.
Đối với quân đội, có hơn 100 tướng đương nhiệm, hồi hưu, chuyển ngành bị xét xử.
Cùng với việc đấu tranh chống tham nhũng, Tập Cận Bình đã bố trí thân tín của mình vào các vị trí quan trọng của cơ quan đảng, Nhà nước và Quân đội Trung Quốc, củng cố được địa vị lãnh đạo, kiểm soát được tình hình.
Số liệu của Trung Quốc cho biết tới nay về cơ bản đã tiến hành điều chỉnh xong cấp tỉnh, thay đổi 230 cán bộ chủ chốt, trong đó đã điều chỉnh 19 Bí thư tỉnh ủy, 9 Tỉnh trưởng. Đáng lưu ý là trong số này, có 12 Bí thư tỉnh ủy và 9 Tỉnh trưởng không phải là Ủy viên trung ương, cũng không phải là Ủy viên dự khuyết nhưng vẫn được giao nắm chức vụ chủ chốt.
Đối với quân đội tiến hành cải cách tương đối triệt để, như giảm 300.000 quân, giảm từ 7 Đại Quân Khu xuống còn 5 Khu tác chiến và điều chỉnh lại các Tư lệnh, Chính ủy, chỉ riêng tháng 7/2016, có tới 32 tướng được điều chỉnh lại chức vụ.
Mặc dù chưa thực hiện được mục đích "Ba không" đối với cán bộ đảng viên và công chức: "Không dám tham nhũng, Không thể tham nhũng, Không có tư tưởng tham nhũng", nhưng cuộc đấu tranh này đã phần nào ngăn chặn, đẩy lùi được nguy cơ "mất đảng, mất nước".
Dù vậy, cuộc chiến này cũng tiêu tốn khá nhiều công sức của lãnh đạo Trung Quốc, vì vậy những lĩnh vực khác bị ảnh hưởng đáng kể, nhất là kinh tế, đối ngoại.
Về kinh tế, tình trạng quan chức lãnh đạo trung ương và địa phương đều có tâm lý hoang mang lo sợ, tác động không nhỏ tới công tác chỉ đạo phát triển kinh tế, từ đó làm tăng trưởng GDP bị suy giảm.
Trong nửa đầu tháng 5/2014, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã phải tới 5 lần triệu tập cán bộ của 8 tỉnh thành để nhắc nhở về tình trạng lơ là, bỏ bễ các công việc của địa phương, nhất là công tác phát triển kinh tế.
Viện kiểm sát các cấp của Trung Quốc cũng lập 353 vụ án nhằm vào 503 cán bộ lãnh đạo, nhân viên về tội lơ là chức trách, gây tổn thất kinh tế cho nhà nước.
Chuyên gia kinh tế đầu ngành của Trung Quốc Lưu Hải Ảnh ngày 17/12/2016 cho báo giới biết, kinh tế Trung Quốc mãi tới cuối năm 2016 mới có chuyển biến tích cực, năm 2017 có thể vẫn tiếp tục suy giảm.
Về đối ngoại, báo chí các nước cho rằng ba năm qua, ông Tập Cận Bình đã có tới 19 lần đi thăm các nước khắp thế giới, riêng năm 2016, có 5 chuyến công du các nước, nhưng hoạt động đối ngoại những năm qua có thể nói không mấy sáng sủa, trái lại có bước thụt lùi, bị động và lúng túng.
Sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" do ông Tập đưa ra đầu năm 2014 được coi như "chiến lược mềm" để thực hiện "giấc mộng Trung Hoa" cũng vấp phải nhiều thách thức và đang bị chững lại.
Phó Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế Đại học Thanh Hoa, ông Trương Tiểu Kình ngày 2/7/2016 nói sáng kiến trên vẫn nằm trong giai đoạn "đang nghiên cứu, đang chuẩn bị, đang thử nghiệm" chứ chưa có một bước thực thi cụ thể nào. Vì trên thực tế chiến lược này đang gặp phải những thách thức rất lớn, nhiều nước không đồng tình, nhất là Mỹ và các nước Phương Tây.
Thế giới tưởng rằng TQ đang bành trướng: Mới chỉ là màn dạo đầu của Tập Cận Bình! - Ảnh 3.
Cuộc đại cải tổ quân đội là một trong những dấu ấn lớn nhất của ông Tập Cận Bình sau nhiệm kỳ đầu tiên (Ảnh: Reuters)
Điều gì sắp tới?
Một trong kết quả nổi bật của cuộc chiến chống tham nhũng là ông Tập Cận Bình đã củng cố được quyền lực của mình, kiểm soát được tình hình trong và ngoài đảng, nhất là đã xác lập được địa vị "hạt nhân lãnh đạo" ghi trong văn kiện Hội nghị toàn thể trung ương 6.
Bởi vậy, cuộc đấu tranh chống tham nhũng thời gian tới nhiều khả năng sẽ chuyển biến sang giai đoạn tiếp theo.
Cho dù Nhân dân nhật báo ngày 5/12/2015 có viết: "Cuộc đấu tranh chống tham nhũng vẫn tiếp tục đi trên con đường dài" hay "vẫn còn nhiều hổ ở phía trước", nhưng có thể dự đoán rằng giai đoạn sau sẽ không quyết liệt như ban đầu, vì quyền lực của ông Tập Cận Bình đã được củng cố, con đường để tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai trong Đại hội khóa 19 năm 2017 cơ bản đã được dọn sạch.
Mục tiêu quan trọng mà lãnh đạo Trung Quốc phấn đấu thực hiện thời gian tới:
Một là, tập trung phát triển kinh tế để thực hiện chỉ tiêu do ĐH 18 đề ra với hai mốc "Một trăm năm", trong đó "Một trăm năm đầu tiên" là 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ (1921 – 2021), trước mắt là Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2017-2021) nhằm hoàn thành xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện, tiếp tục tăng GDP gấp hai lần so với năm 2010, từ đó thực hiện "giấc mộng Trung Hoa".
Hai là, tập trung vào công tác đối ngoại, đẩy mạnh chiến lược "Một vành đai, Một con đường" đang bị chững lại trong tình hình thế giới đang biến động phức tạp, nhất là quan hệ Trung – Mỹ đang ẩn chứa nhiều yếu tố không xác định khi ông Donald Trump ngồi vào Nhà trắng từ 20/1 tới.

Nguyễn An Dân- Tư duy mới của ông Tô Lâm: "Phát triển để ổn định" chứ "không ổn định ( bóp nghẹt chính trị) để phát triển"...

Kết quả hình ảnh cho ông Tô Lâm
Ông Tô Lâm
Trong đề nghị của ông Tô Lâm gửi Bộ Chính Trị về chống chệch hướng kinh tế đăng trên tờ VietNamnet thì chúng ta có thể thấy rõ là ông không nhắc tới các nước tư bản giẫy chết và cũng như các thế lực thù địch (vốn là cụm từ lâu nay đảng dùng để ám chỉ những người đối lập). Tôi đánh giá thì đây là phát biểu tích cực.

Nội dung ông Tô Lâm nói là chống việc doanh nghiệp tác động vào chính trị, làm chuyển hướng chính trị.

1/ "Ổn định để phát triển" hay "phát triển để ổn định" ?

Thứ nhất là chúng ta và cả ông Tô Lâm đều biết là VN đang nằm trong sự giằng co ảnh hưởng của tư bản phương Tây ( đứng đầu là Mỹ) và Trung Quốc, cả hai nước đều muốn VN chuyển hóa. Cái khác nhau chỉ là Mỹ muốn VN chuyển hóa trong hòa bình, còn TQ là muốn bành trướng và thôn tính.

Mỹ tác động Việt Nam chuyển hóa là tác động bằng chính sách ngoại giao cấp chính phủ, bằng tài trợ-cho vay có điều kiện cụ thể, bằng hiệp định ký kết giữa hai nước. Các xứ dân chủ như Mỹ thì ngay cả chính phủ cũng phải làm theo luật. Các doanh nghiệp của họ không rảnh và rất khó để đầu tư vào Việt Nam rồi biến doanh nghiệp đó thành 1 tổ chức chính trị vì đó không phải là kiểu chơi của họ.

Cộng đồng đối lập trong và ngoài nước cũng từng suy nghĩ thành lập các doanh nghiệp để qua đó có tiền hoạt động chính trị và còn chưa thành công, nói gì đến việc dùng kinh tế để chuyển hướng chính trị của đảng.

Thế lực đủ sức, đã và đang làm điều này thì chỉ có các doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang làm mà thôi, thành ra phe đối lập không cần "tâm tư" về phát biểu này. Hãy dùng phát biểu này để nhắc ông Tô Lâm dùng quyền hạn và tư duy này của ông để xử lý Formosa Hà Tĩnh và dự án thép Hoa Sen Cà Ná thì đúng đắn hơn.

Thứ hai là cũng trong báo cáo này, ông Tô Lâm đề nghị đảng thay đổi quan điểm lâu nay là "Ổn định để phát triển" bằng "Phát triển để ổn định", đây là một điều khá thú vị khi đảng đang hô hào chống tự diễn biến tự chuyển hóa.

Với quan điểm cũ là ổn định (chính trị), hàm nghĩa bóp nghẹt cải cách để từ từ phát triển đã làm đất nước tụt hậu, cũng có phát triển nhưng phát triển bằng tiền vay, bằng bóp nghẹt dân chủ, tự do ngôn luận, bằng bán tài nguyên thiên nhiên...gọi là phát triển không bền vững.

Nhiều chuyên gia trí thức lớn và cả nhiều đảng viên cao cấp đã thấy điều này, và họ đòi hỏi Đổi Mới 2 để phát triển, vì Việt Nam hiện đã hết đà phát triển từ Đổi Mới 1.

Thành ra đề nghị của ông Tô Lâm "phát triển để ổn định" nghĩa là phải đổi mới để ổn định. Đổi mới chính trị để cởi trói sức dân, để đoàn kết dân tộc, để thoát Trung để đất nước phát triển. Phát triển như vậy hàm nghĩa là phát triển bền vững, từ đó mới đưa đến ổn định thật sự. Trong tình hình đảng đang hò hét chống tự diễn biến, tự chuyển hóa mà ông Tô Lâm "dám" đề nghị như vậy thì theo tôi là điều chúng ta cần lưu ý.

2/ Một ít chuyện xưa

Ông Tô Lâm từng được tòa đại sứ Mỹ khen với Bộ Ngoại Giao Mỹ, qua những công điện bị rò rỉ bởi Wikileaks. Mỹ ít khi khen các chính khách cộng sản trừ khi họ thấy có tư duy tiến bộ.

Cuối năm 2015, khi luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà bị bắt, đại sứ Mỹ có sang gặp trực tiếp ông Tô Lâm và chất vất điều này.. Tôi còn nhớ khi đó ông Tô Lâm có vẻ bối rối và nhìn lên trần nhà khi đại sứ Mỹ phát biểu. Đây là điều khá thú vị, nếu chúng ta quan niệm các quan chức lãnh đạo thường có da mặt dày hơn quần chúng.

Cũng trong năm 2015, ông Tô Lâm cùng ông Trần Đại Quang được trao bằng khen và gắn huy chương. Theo dư luận đồn đoán thì là do 2 ông có công trong việc ngăn chặn một âm mưu chính trị nào đó. Điều này dĩ nhiên làm thiên triều không khoái.

Tuy nhiên công an, nhất là ở địa phương,đang có xu hướng biến thành kiêu binh và có nhiều sai phạm trong việc sử dụng chức vụ quyền hạn, nhậm chức hơn nửa năm rồi, ông Tô Lâm cần chấn chỉnh các hiện tượng này thì dân mới ủng hộ và tâm phục khẩu phục hơn.

Ông Tô Lâm cũng cần chú ý phát ngôn, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã về hưu mà họp chính phủ ông cứ "kính thưa thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" thì coi chừng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trừ lương ông.

Vài nét như vậy để chúng ta thấy ông Tô Lâm có nhiều nét thú vị hơn các bộ trưởng công an tiền nhiệm.

Nguyễn An Dân 30/12/2016

(FB. Nguyễn An Dân)

Âm mưu cướp chính quyền của những quan to TQ.

Cuối năm 2016, Thời báo Học tập của Trường Đảng Trung Quốc liên tục nhấn mạnh về âm mưu cướp chính quyền của những quan to đã bị bắt khiến giới quan sát chính trị Bắc Kinh cho rằng, trong quá trình xử lý “hổ to” của ông Tập Cận Bình vào thời gian tới, chính biến sẽ là tội danh mấu chốt.

Kết quả hình ảnh cho 中央 警卫 局

Từ sau Đại hội 18 đến nay, cường độ “đả hổ” ở Trung Quốc chưa bao giờ thuyên giảm, cuối năm nay tờ Thời báo Học tập của Trường Đảng Trung ương lại liên tục nhấn mạnh về âm mưu cướp chính quyền của những quan to đã bị bắt, quan sát viên thời cuộc Bắc Kinh cho rằng đối tượng trung tâm trong chiến dịch “đả hổ” không chỉ là tham ô về kinh tế mà quan trọng hơn là thế lực âm mưu chính biến. Ông Tập Cận Bình sẽ dùng trực tiếp tội danh này để xử lý “hổ to”, đến sau Đại hội 19 sẽ tăng cường thanh lọc quan trường theo tội danh này.

Những quan to thuộc phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã “ngã ngựa” như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch… gần đây liên tục bị nêu tên trên «Thời báo Học Tập» của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, nhấn mạnh đây chính là kẻ dã tâm, kẻ âm mưu, “là mặt phản diện điển hình ngông cuồng muốn cướp quyền lực trong Đảng và Chính phủ”. Theo đó, việc chống kẻ dã tâm và âm mưu là yêu cầu mới được nêu ra trong «Nguyên tắc» của Đảng.

Nhà quan sát Hoa Pha (Huo Po) nhận định, trước đây việc “đả hổ” thường được nhấn mạnh để chống tham nhũng trong kinh tế, nhưng hiện nay lại nhấn mạnh “kẻ dã tâm”, “kẻ âm mưu”, “muốn cướp quyền lực trong Đảng”, “kéo bè kết phái”… cho thấy phương hướng “đả hổ” trong thời gian tới của ông Tập Cận Bình.

Theo nhận định trên «Thời báo Học Tập», trong thời kỳ gần đây có một số cán bộ cấp cao kéo kết bè phái, đối với chính sách của trung ương thì “ngoài mặt vâng dạ, phía sau chống lại”, vì thực hiện dã tâm chính trị mà không từ thủ đoạn.

Ông Hoa Pha cho rằng: “Thứ nhất, sau này ông Tập Cận Bình thanh lọc phe đối lập sẽ đặt vấn đề chính trị lên trên vấn đề kinh tế, trước tiên sẽ hạ bệ những ai không đạt chuẩn về chính trị, vấn đề kinh tế sẽ không còn là tâm điểm như trước; thứ hai, tuy những kẻ dã tâm, kẻ âm mưu bị nêu tên này đã “ngã ngựa”, nhưng ông Tập Cận Bình hiện đang tiếp tục cảnh báo có những đối tượng khác đang muốn đi tiếp con đường này”.

Nhà bình luận Hoa Pha cũng cho rằng, sau Đại hội 19 việc “đả hổ” sẽ tập trung vào giới Ủy viên Bộ Chính trị. Vì từ cấp này trở lên đều là giới tinh anh trong Đảng, nằm trong “trung tâm lãnh đạo”. Nhưng nếu có quá nhiều người ở tầng lớp này có vấn đề thì sẽ gây bùng nổ mạnh mẽ hơn phong trào lên án xét lại đối với thể chế chính trị; nếu không xử lý những người này thì khó ổn định cục diện.

Ông Hoa Pha nhấn mạnh, trong vấn đề này báo hiệu sẽ có đối tượng quan trọng bị xử lý. Trước Đại hội 19 sẽ đánh một hai “hổ già” để răn đe, sau Đại hội 19 sẽ đẩy mạnh hơn thanh lọc trong Đảng, sẽ không chỉ là cuộc hỗn chiễn trên lĩnh vực kinh tế mà tập trung xử lý “nhà dã tâm” về mặt chính trị.

Ông Tân Tử Lăng (Xin Ziling), cựu Giám đốc Nhà xuất bản Học viện Quân sự cho biết: “Hiện nay còn cách Đại hội 19 khoảng gần một năm. Trong thời gian này sẽ có những thay đổi lớn. Một mặt là tính toán cục diện của Đại hội 19, mặt khác là tạm kết giai đoạn ‘đả hổ’ tham nhũng. Vì thế cần có một kết cục đẹp để mang lại niềm hứng khởi cho toàn dân, nếu không thế cuộc lại vẫn bế tắc”. Ông nhấn mạnh, chắc chắn vấn đề ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng sẽ được giải quyết trước Đại hội 19.

Thường xuyên nhắc đến “kẻ dã tâm” từ sau Hội nghị toàn thể lần thứ 6

Ngoài bài viết trên «Thời báo Học Tập» hồi cuối năm, trước đó vào ngày 30/11 tờ Tạp chí Cầu Thị của Trung Quốc cũng đăng bài phát biểu của ông Vương Kỳ Sơn tại Hội nghị Ban Thường vụ Chính hiệp ngày 31/10. Ông Vương Kỳ Sơn cho biết, có kẻ có dã tâm chính trị muốn cướp quyền lực, hoạt động âm mưu gây chia rẽ trong Đảng, gây đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia. Việc nghiêm trị Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch để loại bỏ “kẻ âm mưu”, “kẻ dã tâm” trong Đảng.

Ngày 2/11, khi truyền thông Trung Quốc công bố quan điểm của ông Tập Cận Bình liên quan đến «Nguyên tắc» và «Điều lệ» tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 cũng đã nhắc đến vấn đề hoạt động âm mưu chính trị và điểm danh Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch.

Ngày 25/11, Ban Tổ chức Trung ương Trung Quốc lại tiếp tục nhấn mạnh một số cán bộ kéo kết bè phái, có âm mưu chính trị cướp quyền lực mà trước đó nội dung này đã được nêu ra trong Hội nghị toàn thể lần thứ 6.

Tuy Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch đã “ngã ngựa” nhưng ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn vẫn không ngừng nhắc đến “kẻ dã tâm”, “kẻ âm mưu”. Có phân tích cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này vì vẫn còn “kẻ dã tâm”, “kẻ âm mưu” chưa “ngã ngựa”, ví dụ như ông Giang Trạch Dân và nhân vật số hai là Tăng Khánh Hồng.

Ông Hoàng Kim Thu (Huang Jinqiu), một người có thâm niên trong giới truyền thông Trung Quốc cho biết, hiện nay trung ương đã thông qua điều lệ truy cứu việc người đã đề bạt chức quyền cho Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch. Gần đây, tờ Thành Báo (Sing Pao) sau khi liên tục công kích ông Trương Đức Giang đã cho rằng chính ông Giang Trạch Dân đã gây ra tình cảnh này…

Còn tờ Thông tin Quân sự Toàn cầu của Hồng Kông (được cho là của quân đội Trung Quốc) đã chỉ ra ông Giang Trạch Dân chính là nhân vật đứng sau “tân Tứ nhân bang” (Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch) cùng ông Quách Bá Hùng và ông Tô Vinh.

Một thông tin khác do tờ Epochtimes chỉ ra, nhân vật đạo diễn trong chính biến của Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai dẫn đến sự kiện ông Vương Lập Quân chạy vào lãnh sự quán Mỹ chính là cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Họ muốn ông Bạc Hy Lai vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội 18 để tiếp quản chức vụ của ông Chu Vĩnh Khang, sau đó liên kết với thế lực phái Giang trong quân đội để giành lại quyền lực ngay tại “lưỡng hội” sau Đại hội 18.

Có nhận định, kể từ Đại hội 18 đến nay, ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đã dùng danh nghĩa chống tham nhũng để hạ những “hổ to” phái Giang. Dù phái Giang đã thất thế nhưng dã tâm thì chưa bao giờ cạn, đã gây nhiều sự kiện khủng bố bạo lực gây rối loạn cục diện để nhân cơ hội tiếp tục xây dựng thế lực làm chính biến.

Mộc Vệ 

(Tri Thức)

MỸ VÀ TRUNG CỘNG ĐANG HÙ NHAU TRÊN BIỂN LỬA THÁI BÌNH DƯƠNG...BAO GIỜ CHOANG NHAU THẬT ?; Hoàn Cầu: “Mỹ chuẩn bị kịch bản liên quân 8 nước bao vây Trung Quốc“

 *Khuất Phong Nguyễn Đình Phùng* & Phạm Nghĩa

Những diễn biến gần đây cho thấy tình hình càng ngày càng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, báo hiệu một cuộc chiến gần kề trên vùng biển Thái Bình Dương, có thể sẽ xảy ra trong những tháng đầu sau khi Trump nhậm chức.
Trung Hoa sau vài ngày phản ứng yếu ớt khi Trump nhận cú điện thoại của bà tổng thống của Đài Loan và công khai đặt vấn đề về việc tiếp tục chính sách One China policy từ thời Nixon, đã bắt đầu lồng lộn lên.
Trump nói muốn xét lại chuyện chỉ công nhận một xứ Trung Hoa duy nhất dưới quyền kiểm soát của cộng sản Bắc Kinh và gạt bỏ ngoại giao với Đài Loan. Trump nói thẳng thừng là sẽ dùng chuyện này như một thứ đòn bẫy để thương thảo với Trung Hoa về các chuyện như mậu dịch, chuyện Trung Hoa yểm trợ Bắc Hàn.
Có nghĩa Trump đe dọa là nếu Bắc Kinh không nhượng bộ với những đòi hỏi của Trump về mậu dịch và vẫn tiếp tục dùng Bắc Hàn để thọc gậy bánh xe Hoa Kỳ, Trump có thể sẽ đi đến việc công nhận Đài Loan như một quốc gia độc lập và bảo vệ xứ này nếu cộng sản Trung Hoa tấn công.
Đây là nhược điểm của Tập Cận Bình, coi rất nặng vấn đề chủ quyền của Trung Hoa trên Đài Loan, chỉ coi Đài Loan như một vùng của Trung Hoa và đe dọa có thể tiến chiếm bất cứ lúc nào!
Họ Tập trong mấy năm nay đã khích động rất mạnh chủ thuyết quốc gia cực đoan trên dân Tàu, bằng những khẩu hiệu hô hào cũng như trong chương trình giáo dục, đã kích thích rất mạnh lên tự ái dân tộc của dân Tàu, nhấn mạnh đến cái nhục nước Tàu bị Nhật chiếm đóng, bị Tây Phương chia năm xẻ bẩy đặt tô giới.
Nên Đài Loan có thể coi như một lằn gạch đỏ red line, nếu Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia nào khác vượt qua, họ Tập sẽ phải có thái độ ngay!
Trump đã chọc vào yếu điểm của Tập Cận Bình với việc Đài Loan đòi độc lập. Và để giữ uy tín với dân Tàu vì đã ở vào thế cưỡi lưng cọp khi đã kích thích tự ái dân tộc của dân Tàu lên cao độ, Tập Cận Bình không thể nào lùi bước nhượng bộ và tỏ ra yếu ớt khi bị Trump chơi ngón đòn xóc họng!
Tờ Global Times, cơ quan truyền thông chính thức của đảng cộng sản Trung Hoa đã bắt đầu phản pháo, gọi Trump là ấu trĩ về ngoại giao và chính sách, coi Trump như một thứ con nít khi đặt vấn đề về việc thay đổi One China policy.
Nhưng đáng kể hơn cả là ngày thứ năm 15 tháng 12 vừa qua, bộ quốc phòng Trung Hoa trong một thông cáo, công bố là Trung Hoa đã cho trang bị vũ khí trên các đảo nhân tạo Trung Hoa cho đào đất, đổ cát nới rộng tại vùng quần đảo Trường Sa mấy năm qua.
Mặc dù Tập Cận Bình tháng 9 năm ngoái khi gặp tổng thống Obama tại tòa Bạch Cung đã khẳng định với các ký giả là “Trung Hoa không có ý định quân sự hóa các đảo nhân tạo này”.
Tuy nhiên những hình ảnh do vệ tinh nhân tạo chụp được cho thấy Trung Hoa đã cho xây hải cảng, đường phi đạo cho phi cơ có thể lên xuống, cũng như các bãi đậu có mái che cho các phi cơ quân sự có thể xử dụng được. Nhưng với thông cáo của bộ quốc phòng Trung Hoa, đây là lần đầu tiên Trung Hoa xác nhận có vũ khí được thiết lập trên các hòn đảo nhân tạo này.
Theo Trung Tâm Chiến Lược Quốc Tế Center for Strategic and International Studies đặt tại Washington, D.C., các vũ khí này là các dàn súng phòng không tầm xa cũng như các hệ thống chống hoả tiễn loại cruise missiles.
Có nghĩa Trung Hoa sợ Hoa Kỳ sẽ cho thả bom triệt hạ các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo này nên cho thiết lập các dàn vũ khí phòng không và chống hoả tiễn bắn từ xa đến của Hoa Kỳ.
Những hình ảnh được công bố do cơ quan quốc tế nói trên chụp được do chương trình Asia Transparency Maritime Initiative cho thấy có 4 địa điểm đặt hệ thống vũ khí phòng không của Trung Hoa tại 4 góc của đảo Fiery Cross Reef thuộc quần đảo Trường Sa. Các đảo khác như Subi và Mischief Reefs cũng cho thấy các cơ sở quân sự tương tự của Trung Hoa.
Lý do bộ quốc phòng Trung Hoa dùng để biện minh cho việc đặt các vũ khí phòng không trên các hòn đảo nhân tạo này là vì Hoa Kỳ tiếp tục cho các chiến hạm đi qua đi lại gần các hòn đảo này.
Một phát ngôn nhân tuyên bố: “ Nếu có kẻ lạ đi ngang nhà bạn khiêu khích và chọc giận, không lẽ bạn không được quyền dùng một chiếc ná bắn để tự bảo vệ à!”.
Gần đây nhân danh quyền hàng hải tự do trên vùng biển Đông, hải quân Hoa Kỳ vẫn cho các chiến hạm đi ngang các hòn đảo nhân tạo này, nhưng không lại gần quá để tránh đụng độ.
Đề Đốc Harry B. Harris, chỉ huy lực lượng quân lực Thái Bình Dương tuyên bố Hoa Kỳ không cho phép vùng biển dùng chung cho mọi người có thể bị đóng cửa, dù cho có bao nhiêu căn cứ quân sự trên các hòn đảo nhân tạo này, nhiều đến đâu đi nữa.
Thực sự theo các nhà phân tích quân sự, các vũ khí phòng không của Trung Hoa hiện đặt tại các hòn đảo nhân tạo này có tầm hoạt động giới hạn, chỉ dùng để tự vệ nếu bị tấn công trực tiếp.
Tuy nhiên điều nguy hiểm là trong tương lai Trung Hoa có thể cho thiết lập các hệ thống tối tân với tầm xa hơn và có thể dùng hỏa tiễn để tấn công các phi cơ dội bom của Hoa Kỳ từ đằng xa.
Một số chuyên viên quân sự còn cho rằng nếu Trung Hoa có thời gian và có khả năng để trang bị những vũ khí tối tân hơn cũng như có khả năng để cho các phi cơ đáp lên xuống dễ dàng, các hòn đảo nhân tạo này có thể ví với các hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm được! Và như thế Trung Hoa sẽ có lợi thế rất lớn cho hải quân trên vùng biển Đông Hải khi tất cả các hòn đảo nhân tạo này được trang bị và thiết lập các căn cứ quân sự hùng hậu với vũ khí và hỏa tiễn tầm xa tối tân.
Các chiến lược gia Hoa Kỳ cho rằng: Trung Hoa chỉ cần 4 năm nữa đến năm 2020 để bắt kịp Hoa Kỳ về lực lượng hải quân. Và điều rõ ràng là Trung Hoa đã dùng việc thành lập các hòn đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa để biến thành các căn cứ quân sự quan trọng, có khả năng trấn áp lực lượng hải quân Hoa Kỳ trên vùng biển Đông, không cho Hoa Kỳ bén mảng đến con đường hải đạo quan trọng vào bậc nhất này.
Hiện nay lực lượng hải quân của Trung Hoa gồm có: 1 hàng không mẫu hạm, chiếc Liaoning, mua lại của Ukraine để tái trang bị. Chiếc này được ví như con vịt què, nếu đụng trận sẽ bị Hoa Kỳ cho bắn chìm ngay!
Ngoài ra có 48 chiến hạm loại frigates, 32 cái corvettes, 26 cái loại destroyers, 138 chiến hạm tuần duyên, 4 cái dò mìn. Quan trọng nhất là Trung Hoa có 68 tiềm thủy đĩnh, trong đó có 55 loại attack submarines loại thường, 9 cái loại nguyên tử và đặc biệt hơn cả là 4 tiềm thủy đĩnh nguyên tử loại Jin class, có trang bị hỏa tiễn nguyên tử ballistic missiles.
Căn cứ tiềm thủy đĩnh của Trung Hoa đặt tại đảo Hải Nam. Yếu điểm của Trung Hoa là thiếu hàng không mẫu hạm, hiện đang cho xây thêm tại căn cứ Dalian. Nhưng nếu các hòn đảo nhân tạo Trung Hoa đang cho trang bị được đủ thời gian để hoàn thành, đây sẽ là 4 hay 5 hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm được, trấn áp cả vùng biển Đông Hải.
Đây là lý do các chiến lược gia Hoa Kỳ cho rằng phải triệt hạ Trung Hoa trước khi Trung Hoa tiến đến mức này và đuổi được hải quân Hoa Kỳ ra khỏi vùng Thái Bình Dương vào năm 2020, chỉ còn mấy năm phù du nữa!
Điều rõ ràng là Ngũ Giác Đài đã đi đến kết luận như trên và cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa sẽ xảy đến trong thời gian ngắn sau khi Trump lên nhậm chức tổng thống. Trung Hoa cũng đã tính toán là chiến tranh là điều không thể tránh khỏi và tất nhiên cũng sửa soạn sẵn sàng.
Một dấu hiệu mới là Trung Hoa ngày thứ sáu 16 tháng 12 đã cho bắt giữ một chiếc drone không người lái của chiếc tàu Bowditch là tàu về hải dương học, dùng drone dưới đáy biển để khảo cứu về hải dương. Chiến hạm của Trung Hoa theo sát chiếc tàu Bowditch, đâu khoảng 50 hải dặm ngoài khơi Subic Bay của Phi Luật Tân.
Hoa Kỳ yêu cầu Trung Hoa phải hoàn trả chiếc drone này và ngày hôm sau, hải quân Trung Hoa hứa hẹn sẽ cho trả lại, dù Trump đã dùng Twitter ngạo là Trung Hoa cứ việc giữ lấy!
Nhiều phần chiếc tàu tí hon không người lái loại drone này được hải quân Hoa Kỳ ngụy trang là dùng cho hải dương học. Nhưng thực ra là để theo dõi và lấy tín hiệu của các tiềm thủy đĩnh Trung Hoa lảng vảng gần Subic Bay!
Nhưng điều này cho thấy các sự đụng độ giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa ngày một nhiều thêm và sẽ đến lúc trở thành những đụng chạm về quân sự với tổn thất nhân mạng dễ dàng.
Các leo thang về quân sự đưa đến chiến tranh là do hai bên hù nhau và bịp bợm nhau. Nhưng chỉ cần một sơ suất nhỏ và tính nhầm sẽ đưa đến chiến tranh lớn ngay lập tức. Hiện nay Trump đang dọa Trung Hoa bằng vụ Đài Loan và sẽ đánh thuế quan tariff 45% lên hàng hóa Trung Hoa ngày đầu nhậm chức.
Tập Cận Bình hù lại bằng cách cho máy bay chở bom bay vòng đảo Đài Loan, cũng như công khai hóa việc biến các hòn đảo nhân tạo thành căn cứ quân sự.
Điều quan trọng là các chiến lược gia của Ngũ Giác Đài đã đi đến kết luận là phải triệt hạ lực lượng hải quân của Trung Hoa trước khi quá muộn. Và chỉ cần một tính toán sai, một khiêu khích nhỏ với đụng chạm làm tổn thất nhân mạng sẽ là cái cớ để Ngũ Giác Đài bật đèn xanh để hai tướng với quyền lực nhiều nhất của chính quyền Trump là tướng James N. Mattis, bộ trưởng quốc phòng và tướng Michael T. Flynn, cố vấn an ninh quốc gia, thúc đẩy Trump bắt đầu cuộc chiến với Trung Hoa.
Đề đốc Harris, chỉ huy lực lượng Thái Bình Dương sẽ là người cho ra lệnh để bắn cruise missiles và dội bom loại bunker busting bombs để phá tan các đảo Fiery Cross, Subi và Mischief Reefs thành bình địa và chìm sâu đáy biển! Cũng như cho bắn chìm chiếc hàng không mẫu hạm vịt què Liaoning của Trung Hoa và dội bom căn cứ Dalian cho nổ tan hàng không mẫu hạm đang được xây cất tại đây.
Các tiềm thủy đĩnh nguyên tử của Trung Hoa đều đã được các drones của Hoa Kỳ theo dõi và biết vị trí sẽ bị cho nổ tan cùng một lúc. Và căn cứ tiềm thủy đĩnh nguyên tử của Trung Hoa tại đảo Hải Nam cũng sẽ bị dội bom phá hủy thành bình địa!
Điều quan trọng để theo dõi xem Trump có đủ gan dạ làm những chuyện này hay không là xem ngày đầu nhậm chức Trump có giữ đúng lời hứa lúc tranh cử là sẽ đánh thuế quan tariff 45% lên hàng hóa Tàu nhập cảng vào Hoa Kỳ hay không?
Nếu Trump làm được điều này, chiến tranh với Trung Hoa sẽ là điều không tránh khỏi được trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Trump. Chúng ta hãy chờ xem!

Hoàn Cầu: “Mỹ chuẩn bị kịch bản liên quân 8 nước bao vây Trung Quốc“

VietTimes -- Khi hai nước Mỹ - Trung giao chiến, nếu Mỹ không giành được chiến thắng nhanh gọn, rất có thể Mỹ sẽ áp dụng chiến thuật truyền thống, phối hợp với Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ, Úc, Canada, Malaysia, thậm chí cả Đài Loan... tạo thành liên minh quân sự bao vây Trung Quốc, Hoàn Cầu dự báo. 
Đắc Quang - /

Trung Quốc hết sức lo ngại Mỹ sẽ lôi kéo các nước đối phó với Trung QuốcTrung Quốc hết sức lo ngại Mỹ sẽ lôi kéo các nước đối phó với Trung Quốc
Như thế, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mối nguy hiểm có một không hai từ phía “8 nước liên quân”. Đây là khả năng có thể xảy ra, Trung Quốc không nên coi thường mà cần có sự chuẩn bị từ trước – bài viết được đăng trên mạng Trung Hoa với tựa đề: Một khi Trung – Mỹ khai chiến: Rất có thể Trung Quốc sẽ phải đối mặt với 8 nước liên quân mới.
Thời báo Hoàn Cầu mới đây la lối: "Trong hai tuần tới, Mỹ dự định sẽ đưa tàu chiến vào lãnh hải trên biển Đông của Trung Quốc!". Ngày 7/6, tờ Thời báo hải quân của Mỹ đưa tin, từ tháng 5 trở lại đây, luôn có nguồn tin nói rằng Mỹ đang lên kế hoạch đưa tàu chiến vào vùng biển gần với các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông.
Ba quan chức của Lầu Năm Góc tiết lộ, hải quân Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng và đang chờ đợi lệnh phê chuẩn cuối cùng của chính quyền tổng thống Obama. Ngày 8/6, tờ Thời báo tài chính của Anh dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết, tàu chiến Mỹ sẽ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, dự định kế hoạch sẽ được triển khai trong một tuần tới.
Nhà Trắng đã từ chối bình luận về điều này đồng thời chỉ nói những hành động này thuộc phạm trù “cơ mật”. Ngày 8/6, hãng Reuters của Anh đưa tin, cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã phát biểu trong cuộc họp báo định kỳ rằng Trung Quốc đã chú ý đến bản tin này. Trước đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc từng phát biểu rằng hoạt động tự do hàng hải không bao hàm việc tàu chiến, chiến đấu cơ nước ngoài có thể tùy tiện tiến vào lãnh hải và không phận của một quốc gia.
Hoa Xuân Oánh nói: "Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những bản tin như thế này. Trong nhiều dịp tiếp xúc song phương và trong chuyến thăm Mỹ của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã có sự trao đổi sâu rộng về vấn đề biển Đông, do đó chúng tôi tin rằng phía Mỹ đã hiểu rất rõ về lập trường nguyên tắc của Trung Quốc. Điều chúng tôi mong muốn là phía Mỹ có thể nhận thức một cách khách quan, đúng đắn về cục diện Biển Đông hiện nay, cùng Trung Quốc phát huy vai trò mang tính xây dựng thực sự cho nền hòa bình, ổn định của khu vực Biển Đông".
Ngày 8/6, Hứa Lệ Bình – chuyên gia của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và khu vực châu Á Thái Bình Dương thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc trả lời phỏng vấn Hoàn Cầu phán một cách hết sức vô lối rằng "Nếu Mỹ làm như vậy, chắc chắn sẽ khiến cục diện Biển Đông rối như mớ bòng bong. Điều này sẽ phát đi tín hiệu sai cho Philippines và Việt Nam, khiến hai quốc gia này có thể có những hành động mạo hiểm sau khi đánh giá sai về tình hình, đe dọa đến sự ổn định của Biển Đông".

Cận cảnh một phần Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, xây dựng thành đảo nhân tạo trái phép
Còn Dự Chí Vinh – nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu phát triển hải dương Trung Quốc quả quyết, nếu quân đội Mỹ tiến vào “lãnh hải” của Trung Quốc và có những hành động mang tính xâm phạm, Trung Quốc sẽ ngăn chặn. Nếu chỉ là hoạt động đi qua thông thường, Trung Quốc sẽ cảnh cáo và bám sát để theo dõi.
Bài viết chỉ ra rằng, từ lời phát ngôn của người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc có thể thấy, trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã nhiều lần trao đổi với Mỹ trong các dịp tiếp xúc, nhưng Mỹ vẫn cố tình làm như vậy, đồng thời còn công khai nói với Trung Quốc, đây chẳng phải là hành vi khiêu khích ngang nhiên hay sao? Theo nguồn tin của truyền thông Mỹ, thực ra Mỹ đã nhiều lần ra tay, chỉ có điều không thông báo trước với Trung Quốc như lần này.
Nguồn tin từ báo chí Mỹ cho biết, quân đội Mỹ đã xây dựng một kế hoạch tấn công Trung Quốc, chia Trung Quốc thành các chiến khu Đông Hải, chiến khu Nam Hải, chiến khu Không Thiên. Mặt khác, Mỹ còn đưa ra những suy đoán về kết quả chiến tranh, cho rằng cho dù là giao chiến ở biển Hoa Đông hay Biển Đông, Trung Quốc đều không thể giành chiến thắng. Tạm thời chưa nói đến kết quả thực tế thế nào, nhưng những thông tin này ít nhất cho thấy chính phủ và quân đội Mỹ đã nhiều lần lên kế hoạch tấn công quân sự nhằm vào Trung Quốc.
Chỉ có điều Washington lo ngại  Bắc Kinh sẽ dựa vào ưu thế về mặt địa lý tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương bằng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Vì việc khai chiến hay không là do Mỹ quyết định, tuy nhiên tấn công thế nào, bao giờ kết thúc lại phụ thuộc vào Trung Quốc. Vì một khi súng đã nổ, với Trung Quốc là không có đường lùi, buộc phải đánh lại, báo chí Trung Quốc hô hào.
Gần đây, cho dù là phương tiện truyền thông hay lời phát ngôn của phía quân đội Mỹ hay Trung Quốc, đều đề cập rất nhiều tới chiến tranh. Trung Quốc cho rằng những hành vi mang tính khiêu khích của Mỹ ngày càng xuất hiện nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Hai tàu sân bay thuộc Hạm đội số 3 của Mỹ là USS Carl Vinson và Ronald Reagan cũng từ Đông Thái Bình Dương tiến vào Tây Thái Bình Dương. Bắc Kinh cho rằng, bất luận nhằm mục đích gì, ít nhất đây cũng là một lời đe dọa. Tất cả những điều này tạo cho dư luận một cảm giác rằng vùng biển xung quanh Trung Quốc ngày càng sặc mùi thuốc súng của chiến tranh. Theo lời một nhà chiến lược của Mỹ, mối quan hệ Mỹ - Trung đã đến điểm tới hạn.
Tác giả bài viết đặt ra câu hỏi rằng, chẳng lẽ mối quan hệ Trung - Mỹ đã đi tới bờ vực thẳm, buộc phải dùng chiến tranh để giải quyết ư? Trong một bài viết có tên gọi Cuộc chiến cả Mỹ và Trung Quốc đều không thể thua đã nêu rõ quan điểm này. Giả dụ Mỹ không quan tâm đến hậu quả, ngang nhiên chĩa súng vào Trung Quốc thì rất có thể cuộc chiến tranh này sẽ diễn ra rất dài, cho đến khi nào phân được thắng bại mới dừng.
Báo Trung Quốc chủ quan nhận định rằng khi chiến tranh đã nổ ra thì cả Trung Quốc và Mỹ đều không thể để bại trận. Nếu chiến bại, chắc chắn Mỹ sẽ để mất lòng tin trước các nước đồng minh, vị thế bá chủ của Mỹ sẽ rớt thảm hại, Nhật Bản, Nga sẽ thừa cơ vùng lên, Việt Nam, Philippines sẽ “ngả về”  phía Trung Quốc. Mỹ bị hất cẳng ra khỏi châu Á, chính sách tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương sẽ phá sản hoàn toàn, do đó Mỹ chỉ có thể chiến thắng mà không được phép chiến bại.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ
Máy bay trinh sát, săn ngầm P-8 Poseidon của Mỹ thường xuyên hoạt động ở Biển Đông
Hải quân Mỹ và Nhật Bản tập trận chung trên biển
Còn đối với Trung Quốc, sự thắng bại càng có mối liên hệ mật thiết với mối sinh tử tồn vong của quốc gia này. Nếu Mỹ bại trận, hậu quả nghiêm trọng nhất chỉ là rút khỏi châu Á, nhưng nếu Trung Quốc thua cuộc, đồng nghĩa với sự sụp đổ của chính quyền, bất ổn trong nội bộ quốc gia, đất nước chia tách, do đó bất luận thế nào cũng phải đánh thắng.
Bài viết nhấn mạnh, ý tưởng Mỹ muốn chiến tranh để phân định lại càn khôn là phi thực tế, là hết sức nguy hiểm. Giả dụ không thể đánh nhanh thắng nhanh, và lại không thể thỏa hiệp, chắc chắn Mỹ sẽ dùng chiêu bài cũ là bắt tay với các nước Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ, Úc, Canada, Malaysia…, thậm chí cả Đài Loan để bao vây Trung Quốc. Đây là nguy cơ Trung Quốc cần đăc biệt cảnh giác vì rất có khả năng xảy ra. Lúc này, thái độ của Nga sẽ hết sức quan trọng, nếu Nga nghiêng về bên nào, cán cân chiến thắng sẽ nghiêng về bên đó, nếu Trung Quốc bắt tay với Nga, hình thành nên mặt trận song cường, chiến tranh thế giới thứ ba sẽ ập xuống đầu nhân loại...