Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

CÁC "CỰU THẦN" NGUYỄN ĐÌNH HƯƠNG, VŨ QUỐC HÙNG, NGUYỄN QUỐC THƯỚC... XÚM VÀO "OÁNH BỒI" ĐINH LA THĂNG

Ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật: Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ lên tiếng

- Chia sẻ với VietNamNet về thông tin đề nghị kỷ luật ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy TP.HCM, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương nói “rất hoan nghênh kết luận của UB Kiểm tra TƯ”.

“Trước đó, tôi đã gặp Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Trần Quốc Vượng, ông cho biết Ban Bí thư giao cho UB Kiểm tra TƯ 7 tháng liền mới làm được vụ này chứ không phải dễ”, ông Hương kể.
Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ cho biết ông biết đã cảnh báo ông Đinh La Thăngcách đây hơn 5 năm và tỏ ý không đồng tình với cách điều hành quản lý doanh nghiệp của ông Thăng.
Đinh La Thăng, Bí thư Đinh La Thăng, kỷ luật ông Đinh La Thăng, Dinh La Thang, Nguyễn Đình Hương
Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương. Ảnh: Đoàn Bổng
“Mình làm dầu khí thì chỉ làm dầu khí thôi. Khi tôi cảnh báo, cậu ấy (ông Thăng -PV) thanh minh 'sẽ trình bày phương án đa năng của cháu'. Tôi là tôi không đồng tình”, ông Hương nói.
Theo ông Nguyễn Đình Hương, lỗi của ông Đinh La Thăng đã thể hiện rõ trong kết luận của UB Kiểm tra TƯ và có thể tóm gọn 3 lỗi lớn.
Đinh La Thăng, Bí thư Đinh La Thăng, kỷ luật ông Đinh La Thăng, Dinh La Thang, Nguyễn Đình Hương
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng. Ảnh: Phạm Hải
Đã có nhiều lãnh đạo cấp cao bị kỷ luật
Lâu nay dư luận vẫn có suy nghĩ rằng luôn có 1 vùng cấm trong xử lý kỷ luật đối với các lãnh đạo cấp cao. Việc UB Kiểm tra TƯ đề nghị xử lý kỷ luật ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng có phải là vô tiền khoáng hậu?
Trong hơn 60 năm làm công tác tổ chức, tôi đã chứng kiến nhiều vụ. Từng có 3 ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật, trong đó 1 người bị khiển trách, 1 người bị cách chức ủy viên Trung ương, 1 người bị khai trừ khỏi Đảng.
Ủy viên TƯ Vũ Ngọc Hải, là Bộ trưởng khi làm đường dây 500 KV, ông có lỗi về việc ‘chấm mút’ mấy tấn gang thép và bị tù 3 năm.
Khi ông Mười Vân, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai lấy vàng của người dân vượt biên bị xử tử hình, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đã bị 3 năm án treo và khai trừ khỏi Đảng.
Phó Thủ tướng Ngô Xuân Lộc do liên quan đến dự án Thủy cung Thăng Long, Bộ Chính trị quyết định cho mất chức Phó Thủ tướng dù chưa gây ra mất mát gì. 
Ông Lê Huy Ngọ trong vụ án Lã Thị Kim Oanh cũng mất chức Bộ trưởng.
Gần đây là Vũ Huy Hoàng, lỗi lớn nhất là đưa Trịnh Xuân Thanh từ Dầu khí lên làm Chánh văn phòng Bộ Công thương rồi ký quyết định cho vào Hậu Giang. Ông Hoàng đã bị kỷ luật.
Nhưng không ít ý kiến cho rằng, ông Đinh La Thăng từ khi làm Bí thư Thành ủy TP.HCM đến nay đã có nhiều phát ngôn và hành động khá ấn tượng, được lòng dân. Khi làm Bộ trưởng GTVT ông cũng có nhiều hành động mà xưa nay ít ai dám làm như việc “trảm tướng” ở một số cơ quan do ông quản lý. Vậy theo ông việc luận công - tội đối với ông Thăng như thế nào là hợp tình hợp lý?
Tôi cho rằng chỉ trừ anh phản bội Tổ quốc, còn con người ta bao giờ cũng có ưu có khuyết, đã là cán bộ bao giờ cũng có ưu có khuyết.
Nói đến Đinh La Thăng không phải không có ưu điểm. Con người táo bạo, mạnh dạn, quyết đoán nhưng mà cũng là con người làm nhiều việc sai lầm lớn.
Vì sao ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật?

Vì sao ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật?

UB Kiểm tra TƯ kết luận những vi phạm, khuyết điểm của ông Đinh La Thăng là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng.
“Tôi không lạ gì anh Đinh La Thăng"

“Tôi không lạ gì anh Đinh La Thăng"

“Theo tôi điều quan trọng nhất đối với những người giữ trọng trách như Đinh La Thăng là cần có động cơ trong sáng…”.
Món nợ của ông Đinh La Thăng

Món nợ của ông Đinh La Thăng

Ngay trước Tết Bính Thân, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã được Bộ Chính trị phân công giữ trọng trách Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Bí thư Thăng nói về vụ Trịnh Xuân Thanh

Bí thư Thăng nói về vụ Trịnh Xuân Thanh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước kiên quyết xử lý đúng người, đúng tội, nghiêm minh, đúng pháp luật - Bí thư Thành ủy TP.HCM khẳng định.
Thu Hằng

Ông Vũ Quốc Hùng: "Một loạt cán bộ của PVN bị xử lý, có sung sướng gì đâu!"

Dân trí "Như các vụ việc xảy ra tại Vinashin, Vinalines hay một loạt ngân hàng đã mang ra xử lý và đưa một số người vào vòng lao lý, thế tức là chúng ta mất người, mất cán bộ trước rồi mới đến mất niềm tin của đảng viên, của nhân dân. Còn trong vụ việc lần này, một loạt cán bộ của PVN bị xử lý, có sung sướng gì đâu", nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nói.
 >> Điểm mặt các dự án bê bết thời dàn lãnh đạo PVN cũ quản lý
 >> Cựu sếp dầu khí "mất tích" từng có thu nhập hơn nửa tỷ đồng/năm

Ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra T.Ư (UBKTTƯ).
Ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra T.Ư (UBKTTƯ).
Kết quả xử lý ở PVN: "Tôi cho là thỏa đáng"
Như Dân trí đã đưa tin, chiều 27/4, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã có thông báo nội dung kỳ họp thứ 14 diễn ra từ ngày 24 đến 26/4 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của ông Trần Quốc Vượng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Theo đó, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị xử lý trách nhiệm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và một số lãnh đạo cũ của PVN như: ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN từ 2009-2011; ông Phùng Đình Thực - nguyên ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc PVN từ 2008-2010; ông Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Chủ tịch HĐTV 2010-2015; ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch HĐTV 2010- 2015…
Các sai phạm được chỉ ra liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC); đầu tư loạt nhà máy nhiên liệu sinh học; dự án Nhiệt điện Thái Bình 2; nhà máy xơ sợi Đình Vũ hay góp vốn vào Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra T.Ư (UBKTTƯ) đánh giá: "Tôi thấy đây là một kết luận đúng đắn, khách quan, rõ ràng. Hay là nói theo phương châm hành động của UBKTTƯ là các đồng chí đã có một kết luận công minh, chính xác. Tôi cũng cho rằng, kết luận và những hình thức xử lý của UBKTTƯ là thỏa đáng".
"UBKTTƯ đã vào cuộc và làm việc với trách nhiệm cao nên đi tới một kết luận bằng văn bản cụ thể, rõ ràng, xác đáng và cũng đề nghị hình thức xử lý. Cái gì trong thẩm quyền UBKTTƯ thì Uỷ ban đã thực hiện, cái gì không trong thẩm quyền thì Uỷ ban đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý tiếp. Đặc biệt ở đây, bước tiến lớn là đã công khai chứ không có hạn chế về thông tin", ông cho biết.
"Để xảy ra sai phạm, có sung sướng gì!"
Bình luận về hướng xử lý đối với sai phạm khi để xảy ra tình trạng đầu tư thua lỗ nói chung, ông Vũ Quốc Hùng nói: "Quản lý tài sản của nhân dân như thế là một điều đáng lên án, đáng buồn phiền. Đây mới chỉ là công khai riêng lĩnh vực dầu khí thôi chứ còn một số dự án khác đã được chỉ tên đang cần làm rõ, thậm chí dưới ánh sáng của pháp luật chứ không chỉ dừng lại ở thanh kiểm tra nữa".
Trả lời câu hỏi đối với những vi phạm, hình thức xử lý như thế nào và xử lý đến mức nào thì phù hợp, ông Hùng cho rằng, hiện các vụ việc được công khai và mọi người có ý kiến trái chiều, thậm chí cho rằng "chưa thỏa đáng" là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, ông cho rằng, cần phải đặt niềm tin ở cơ quan chức năng.
"Khi xét xử thì án tại hồ sơ. Trong Đảng thì phải theo kết quả thẩm tra, xác minh, không để oan sai, không để nhẹ và không để quá nặng. Chúng ta phải đặt niềm tin và phải hiểu có những cái cần thực hiện từng bước một vì cần có quá trình thẩm tra, xác minh và quá trình nhận thức. Trước mắt về nội bộ Đảng thì xử lý cho hết những quy định trong điều lệ Đảng; sau đó thì các cơ quan nhà nước cùng xem xét, trong quá trình xem xét sâu thì ngoài thẩm tra, xác minh, kiểm tra thanh tra rồi đạt kết quả thì phải điều tra nữa, tức là cơ quan tư pháp phải vào cuộc. Nếu điều tra thấy vi phạm đến mức vi phạm pháp luật thì sẽ xử lý", ông nói.
Ông Hùng cũng cho rằng, việc quản lý tài sản nhà nước yếu kém không chỉ gây tổn thất lớn về kinh tế mà còn tổn thất về cán bộ.
"Như các vụ việc xảy ra tại Vinashin, Vinalines hay một loạt ngân hàng đã mang ra xử lý và đưa một số người vào vòng lao lý, thế tức là chúng ta mất người, mất cán bộ trước rồi mới đến mất niềm tin của Đảng viên, của nhân dân. Còn trong vụ việc lần này, một loạt cán bộ của PVN bị xử lý, có sung sướng gì đâu", ông Hùng nói.
Giám sát quyền lực để cán bộ "không rơi xuống vực thẳm"
Ông Hùng cũng đặc biệt nhấn mạnh về vai trò của quản lý, giám sát của công tác thanh tra và kiểm tra cũng như trách nhiệm khi để xảy ra những sai phạm.
"Đáng buồn là người giao trọng trách để sai lầm nhưng đáng buồn hơn là cơ chế giám sát, mà ở đây là giám sát quyền lực. Không thể để ai tự tung tự tác được. Có những người sử dụng quyền lực do ngộ nhận, kém cỏi nhận thức nhưng cũng có người do lộng quyền, lạm quyền. Thế thì phải có những nơi đánh kẻng, công tác giám sát và kiểm tra thanh tra giám sát phải kịp thời", ông nhấn mạnh.
Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra T.Ư, trong tài liệu của Đảng đã nêu rõ, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là một bộ phận của quản lý chứ không chỉ là công cụ của Thanh tra Chính phủ hay Uỷ ban Kiểm tra các cấp. Do đó, chính người đứng đầu chính quyền phải kiểm tra, giám sát bởi không có kiểm tra, giám sát thì không có chính quyền lãnh đạo.
"Tôi rất đau buồn vì công tác kiểm tra giám sát còn yếu. Vì sao lại yếu? Chúng ta phải suy nghĩ về cơ chế, cơ cấu, về chuyện có tâm lý nể nang không, có chỗ nào bị mua chuộc không, có đùn đẩy cho nhau không? Đồng thời, phải xem xét lại toàn bộ bộ máy vận hành, bộ máy lãnh đạo của chúng ta để không ai lộng quyền, lạm quyền cả. Việc làm đó để không mất cán bộ, để cứu cán bộ, không phải để bao che mà là để cán bộ không bị rơi xuống vực thẳm", ông nói thêm.
Phương Dung

Xem kết luận về ông Đinh La Thăng, Tướng Thước nói gì?

DIỆU LINH

(GDVN) - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: “Kết luận thể hiện tính nghiêm túc của Đảng, kiên quyết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII"..
Ngày 26/4/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát đi thông tin về một số vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) giai đoạn 2009 – 2015, trong đó đề cập cụ thể tới trách nhiệm của ông Đinh La Thăng trong thời gian giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn PVN.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Đinh La Thăng. ảnh: N.Q
Theo đó, ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Thành viên Tập đoàn PVN trong giai đoạn 2009 – 2011.
Chịu trách nhiệm khi ký ban hành Nghị quyết 233/NQ-ĐU, ngày 17/3/2009 của Đảng uỷ Tập đoàn có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật để Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật;
Vi phạm Quy chế làm việc Hội đồng quản trị Tập đoàn trong việc ký thỏa thuận tham gia góp vốn tại Văn bản số 6934, ngày 18/09/2008 giữa đồng chí Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Oceanbank (có nội dung: Tập đoàn tham gia góp vốn 20% trở lên; cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành; đề nghị các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ của Oceanbank) trước khi Hội đồng Quản trị Tập đoàn họp thống nhất nội dung trên.

Kiến nghị Bộ Công an điều tra 2 dự án thua lỗ lớn do Tập đoàn Dầu khí góp vốn

Chịu trách nhiệm trong việc Hội đồng Thành viên ban hành Nghị quyết số 4266/NQ-DKVN góp vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho PVN.
Chịu trách nhiệm trong việc Hội đồng Thành viên ban hành một số nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm các nghị định của Chính phủ;
Tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Chấp thuận cho PVC được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với công trình, dự án do Tập đoàn chỉ định cho PVC thực hiện và chấp thuận cho Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với Hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất, vi phạm Luật Đấu thầu năm 2005.
Có trách nhiệm trong việc ban hành chủ trương, quyết định đầu tư phân tán, dàn trải;
Thiếu kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án ở thời kỳ Đồng chí làm lãnh đạo Tập đoàn, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp;
Một số dự án phải dừng, giãn, hoãn tiến độ, thua lỗ kéo dài, gây thất thoát, lãng phí, mất vốn đầu tư, gây hậu quả rất nghiêm trọng (trong đó có Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ và các dự án nhiên liệu sinh học).
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về thông tin này, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X đưa ra nhận định: “Kết luận thể hiện tính nghiêm túc của Đảng, kiên quyết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Người có công thì biểu dương, người có tội thì không bỏ qua.
Tôi ghi nhận tinh thần nghiêm túc ấy. Còn xem xét kết luận ấy như thế nào, xử lý ra sao thì do Trung ương quyết định”.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đánh giá cao sự nghiêm túc của Đảng đối với vấn đề xử lý công tác cán bộ. ảnh: DL.
Chia sẻ về công tác cán bộ, Tướng Thước nhận định, Tại các Đại hội VIII, IX, X và XI, Đảng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống.

Đại hội XII của Đảng tiếp tục cảnh báo và đặt ra yêu cầu đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa," coi đây là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này.

Vấn đề này vốn đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, nhất là trong thời gian những năm gần đây đã có nhiều cán bộ nhà nước lạm quyền, vi phạm nghiêm trọng đạo đức cán bộ, dẫn tới bổ nhiệm cả những người không xứng đáng vào các vị trí lãnh đạo. 

Xóa bỏ cơ chế "xin - cho", chặn đứng nhóm lợi ích đang tàn phá nền kinh tế

Tướng Thước cũng nhắc lại câu chuyện mà ông đã từng bày tỏ với đồng chí Tổng Bí thư, với Thủ tướng rằng: “Rất mong muốn xây dựng được một nhà nước kiến tạo, đổi mới, thông minh thì phải có những người cán bộ giỏi, có tâm với nhân dân, với đất nước”.
Ông cũng bày tỏ sự băn khoăn là: Vì sao Nghị quyết của Đảng lần nào đưa ra cũng đúng cả, nhưng kết quả thực hiện trong thực tế lại không đạt được định hướng đề ra?
“Tôi đánh giá rất cao quyết tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từng bước siết chặt công tác quản lý cán bộ, và mong rằng các đồng chí tiếp tục quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống tham nhũng, kiểm soát tài sản của cán bộ, của người thân và xử lý trách nhiệm nghiêm khắc với cá nhân, tập thể.
Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng các cơ quan, các cán bộ, các đảng viên, mỗi người mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình.
Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa, và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, Đảng mới chóng phát triển, công việc mới chóng thành công.
Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của ta, thì cũng như giấu giếm tật bệnh trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mệnh”, Tướng Thước bày tỏ.
Một vấn đề nữa mà Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đặt ra cũng còn nguyên tính thời sự, đó là chuyện “lạm dụng quyền lực” và “cán bộ giàu lên bất thường”, với trăn trở: “Tôi từng nói rằng nguy hiểm nhất không đơn thuần là họ tham ô tài sản của nhà nước, của nhân dân, mà là khi kết bè kết phái làm những việc xấu thì lý tưởng cách mạng cũng phai nhạt, không còn vì nước, vì dân nữa.
Khi cán bộ đã rơi vào vòng xoáy sống ích kỷ, vụ lợi, hám danh, quan liêu thì sẽ vô cảm với đời sống khó khăn của dân, đẩy đất nước tới những khó khăn khôn thể lường hết được”.

Diệu Linh

Không có nhận xét nào: