Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

TRANH TRẦN NHƯƠNG CÓ CÁI “ DÂM TÌNH NGẦM”

Phạm Viết Đào.


Chiều nay, 30/4 mới sắp xếp được thời gian ghé qua thăm phòng tranh của “ lão” Trần Nhương, một kẻ đa tài múa bút không chỉ trong thơ, tiểu thuyết mạng xã hội và cả hội họa…
Gần bốn chục bức tranh được trưng bày chật kín Nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền. Bước vào của phòng tranh không khó nhận ra chất Trần Nhương được bộc lộ qua những đường nét hội họa bay bướm mà chỉnh chu, nồng nàn mà kín đáo của một cây cọ trải đời và say đắm và gắn kết cuộc đời với hội họa…với cái "dâm tình ngầm" của một kẻ "quá niên" trạc gần gấp đôi "tứ tuần"...

Số phận bi thảm của lính gốc Nga, Ukraine trong quân đội Mỹ thời chiến tranh Việt Nam

Phan Việt Hùng | 

Số phận bi thảm của lính gốc Nga, Ukraine trong quân đội Mỹ thời chiến tranh Việt Nam

Rất ít người Việt Nam biết rằng, trong kháng chiến chống Mỹ, có những người Nga, Ukraine lại đứng ở phía bên kia chiến tuyến... Đa phần là hậu duệ của quân Bạch vệ lưu vong, là con cháu của sư đoàn phát xít Ukraine trong Chiến tranh thế giới thứ 2.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, đã có nhiều chuyên gia Xô viết sang giúp đỡ chúng ta. Sự giúp đỡ về nhân lực, vũ khí khí tài... đó vô cùng quý giá, góp công lớn vào chiến thắng cuối cùng tháng 4/1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Họ có thể là người Nga, người Ukraine, Belorussia, Uzbekistan, Azerbaizan... Nhưng họ đều là những người con của Liên Xô, đất nước chiếm 1/6 diện tích địa cầu.
Về chuyện này, báo chí Nga và Việt Nam đã nhắc đến nhiều, với nhiều số liệu, nhiều câu chuyện cụ thể.

Trong bữa cơm cuối cùng của tử tù Trung Quốc thời xưa có một miếng thịt sống, vì sao?

Trần Quỳnh | 

Trong bữa cơm cuối cùng của tử tù Trung Quốc thời xưa có một miếng thịt sống, vì sao?
Tranh minh họa.

Có nhiều giai thoại liên quan đến việc hành hình tử tù Trung Quốc thời xưa như trong bữa cơm cuối cùng của họ thường có một miếng thịt sống hay thi hành án vào giờ ngọ ba khắc.

Từ cổ chí kim, án tử vẫn thường được thi hành bằng nhiều cách khác nhau với những người mang "trọng tội".
Tại Trung Quốc thời xa xưa, quá trình từ lúc xử án cho tới khi kết liễu phạm nhân đều đi kèm với rất nhiều công đoạn. Thậm chí có những hành động đã trở thành "luật bất thành văn" và được duy trì tới tận bây giờ.
1. Đao phủ khi hành hình tử tù không được phép để đầu rơi khỏi thân
Trong bữa cơm cuối cùng của tử tù Trung Quốc thời xưa có một miếng thịt sống, vì sao? - Ảnh 1.
Xử trảm là hình thức thi hành án đòi hỏi đao phủ phải có kỹ thuật và trình độ cao. (Ảnh minh họa).
Tại Trung Quốc, mỗi triều đại khác nhau lại thi hành những phương pháp xử tử không giống nhau như chém eo, ngũ mã phanh thây, hỏa thiêu… Trong số các hình thức này, kiểu thi hành án mà người hiện đại biết tới nhiều hơn cả chính là xử trảm.
Thế nhưng, xử trảm vào thời xưa không đơn giản chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi như trong các bộ phim truyền hình cổ trang.
Thi hành án theo hình thức chém đầu được coi là một thách thức của người làm đao phủ. 
Bởi theo nguyên tắc, đao phủ khi trảm không được để đầu của phạm nhân rơi xuống đất.
Điều này bắt nguồn từ quan niệm để người quá cố ra đi một cách "toàn thây". 
Nhưng để làm được như vậy, người đao phủ phải sở hữu một kỹ thuật thành thạo và cao siêu.
2. Lý do chỉ xử tử phạm nhân vào giờ ngọ ba khắc
Trong bữa cơm cuối cùng của tử tù Trung Quốc thời xưa có một miếng thịt sống, vì sao? - Ảnh 2.
Không phải ngẫu nhiên mà các án tử thường được thi hành vào thời điểm giờ ngọ ba khắc. (Tranh minh họa).
Vào thời xa xưa, các phạm nhân bị tử hình tại Trung Hoa thường bị hành hình vào giờ ngọ ba khắc, có nghĩa là 12 giờ kém 15 buổi trưa.

Danh dự…

Bởi
 AdminTD
 -

29-4-2018
Các vị tướng VNCH đã tuẫn tiết. Ảnh: internet
Gã mải mê với vùng đất Ninh Thuận hoang dã đẹp như một ả Sài Gòn thốt lên: Rụng rời. Bỗng nhận được điện thoại của Nam chủ hãng dệt, giai Hà Nội,người dám thách các nghệ sĩ chèo gạo cội nhất xứ chèo coi ai thuộc làn điệu chèo nhiều hơn: gã thích nghe chuyện liên quan tới ngày 30.4 không?
Gã chần chừ vài nhát vì không muốn giữa cảnh êm đềm này lại phải nghe chuyện ngày mà “triệu người vui, triệu ngày buồn”, nhưng rồi gã vẫn gật đầu.
Chuyện bác ruột em là chỉ huy một cánh quân tiến vào SG sáng 30-4.

Tin mới nhất về vụ Trịnh Xuân Thanh bị tình nghi rửa tiền ở Đức

Bởi
 AdminTD
 -

Hiếu Bá Linh
29-4-2018
Ảnh chụp bản tin ông Marcel Luthe từ chức phát ngôn viên vào ngày 26.04.2018
Ông Marcel Luthe, phát ngôn viên về nội vụ của đảng FDP bang Berlin, đã ám chỉ rằng việc kinh doanh của cặp vợ chồng Trịnh Xuân Thanh là có liên quan đến tội phạm có tổ chức. “Chúng tôi cho rằng có mối liên hệ rõ ràng với các tổ chức tội phạm Việt Nam”, ông Luthe nói.

Trần Trung Đạo - Mao và « Mặt trận Giải phóng Miền Nam »


Mao tiếp bà Nguyễn Thị Bình năm 1963.
Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, quan điểm chính trị và quân sự của Mao Trạch Đông thay đổi nhiều lần. Từ một Mao chủ hòa sau hiệp định Geneva, trở thành một Mao chủ chiến trong giai đoạn đầu của cuộc chiến vào thập niên 1960, và lần nữa trở về với Mao chủ hòa sau Thông Cáo Chung Thượng Hải ngày 27 tháng Hai 1972.

Mao và lý luận “chiến tranh giải phóng dân tộc”

Phát xuất từ quan điểm cố hữu “lấy nông thôn bao vây thành thị” và cũng vì không đủ khả năng để trực tiếp đương đầu với Mỹ, Mao chủ trương gây khó khăn cho Mỹ, kẻ thù chính của Trung Cộng trong giai đoạn từ 1949 đến 1972, qua hình thức chiến tranh cách mạng tại bất cứ quốc gia nào Mỹ đang có quyền lợi hay có thể tạo ảnh hưởng.

Tìm hiểu ông Kim; Kim Jong-un, Donald Trump quá hiểu nhau, Trung Quốc sẽ "khó có phần"

Kim Jong-un, Donald Trump quá hiểu nhau, Trung Quốc sẽ "khó có phần"

HỒNG THỦY

(GDVN) - Bất chấp những hoài nghi vẫn còn trong dư luận, ông Kim Jong-un và Donald Trump tỏ ra rất hiểu nhau và lạc quan về tương lai.
The New York Times ngày 29/4 đưa tin, Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên đã nói với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in rằng, ông sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân nếu Hoa Kỳ đồng ý chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên và cam kết không xâm lược đất nước mình.
Ông Kim Jong-in cũng tuyên bố sẽ mời các chuyên gia và nhà báo từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ tới theo dõi việc ngừng bãi thử hạt nhân ngầm duy nhất của Triều Tiên trong tháng tới, người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Young-chan cho biết hôm Chủ nhật 29/4.
Người phát ngôn Nhà Xanh dẫn lời ông Kim Jong-un nói với Tổng thống Moon Jae-in rằng:
"Tôi biết người Mỹ vốn đã mặc định phải chống lại chúng tôi.
Nhưng khi họ nói chuyện với chúng tôi, họ sẽ nhận ra rằng tôi không phải loại người bắn vũ khí hạt nhân xuống miền Nam, ra Thái Bình Dương hay sang Hoa Kỳ."
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Nhà Hòa Bình, Bàn Môn Điếm, Vĩ tuyến 38. Ảnh: Yonhap.
Đó là một tuyên bố hòa giải đáng kể so với những gì ông Kim Jong-un đã nói năm ngoái, khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên cao trào.

Hàng trăm hộ dân khổ sở vì độ lì của dự án FLC Hoàng Long; FLC xin hàng nghìn héc-ta ở Quảng Ngãi để làm dự án thật hay giữ đất?


VŨ PHƯƠNG

(GDVN) - Không ít ý kiến nghi ngại năng lực của Tập đoàn FLC trong thời gian gần đây thường "nổ" rất hay về dự án, nhưng khi xin được đất thì án binh bất động, chây ì.

Nhiều ngày qua dư luận ngỡ ngàng trước sự vào cuộc ráo riết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khi phát đi văn bản “hỏa tốc” gửi đến các ban ngành yêu cầu “cả hệ thống chính trị” cùng vào cuộc giúp Tập đoàn FLC xây khách sạn, sân golf, nghỉ dưỡng
Đáng chú ý, trong văn bản phát đi, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi còn đề nghị các cơ quan tham mưu nhằm di dời đồn biên phòng để nhường chỗ cho dự án FLC Bình Châu – Lý Sơn.
Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và khu đô thị FLC Bình Châu - Lý Sơn giai đoạn 1 chiếm đến 1.243 héc-ta thuộc các xã Bình Hải, Bình Hòa, Bình Phú, Bình Châu (huyện Bình Sơn) và xã An Bình (đảo Bé, huyện Lý Sơn). Được biết, cả giai đoạn 2 của dự án sẽ có tổng diện tích gần 4.000 héc-ta.
Dự án được giới thiệu bao gồm các hạng mục chính như: sân golf 18 lỗ; khách sạn 5 sao và Trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ; các khu trung tâm thương mại, các khu Shophouse; khu biệt thực sinh thái, biệt thự nghỉ dưỡng; các khu ở tầng thấp; các khu vui chơi, giải trí; các khu resort hưởng biển; các tiện ích chăm sóc sức khỏe, không gian xanh…

Vì sao Quảng Ngãi "hỏa tốc" di chuyển đồn biên phòng, ưu ái cho FLC?

Chiều 23/4, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phí Quang Hiển – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Dự án của Tập đoàn FLC hiện mới thực hiện bước thứ nhất là phê duyệt chủ trương đầu tư và quy hoạch. Sau đó, mới làm đánh giá tác động môi trường đối với dự án này.
Đến thời điểm này chúng tôi chưa nhận được báo cáo đánh giá về tác động môi trường của chủ đầu tư”.

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Đặc khu kinh tế - canh bạc của các quốc gia

Các nước phải chấp nhận tốn kém, hụt thuế vì đặc khu kinh tế nhưng nếu thành công sẽ được bù đắp bằng số việc làm và thương mại bùng nổ.

Khoảng hai thập niên gần đây, mô hình đặc khu kinh tế (special economic zone - SEZ) ngày càng được các quốc gia quan tâm. Trong một nghiên cứu về Đặc khu kinh tế năm 2010, tác giả Thomas Farole tại Ngân hàng Thế giới (WB) còn nhận định: “Bất kỳ nước nào 10 năm trước không có SEZ thì giờ đã có, hoặc lên kế hoạch có rồi”.
SEZ là khái niệm chỉ một khu vực trong một quốc gia tuân theo các quy định kinh tế khác với cả nước. Thông thường, những quy định này có xu hướng nghiêng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hoạt động kinh doanh trong một SEZ cũng có nghĩa công ty đó sẽ nhận được các ưu đãi về thuế, nhập khẩu, thủ tục hải quan và nhiều quy định kiểm soát khác.
Economist cho rằng SEZ là một ưu tiên về chính trị, nhưng lại là một canh bạc về kinh tế. Việc các hãng xuất khẩu và các nhà đầu tư khác nhận được ưu đãi thuế và chính sách trong SEZ có thể bóp méo nền kinh tế. Chính quyền cũng sẽ phải gánh nhiều chi phí, như đầu tư cho cơ sở hạ tầng cần thiết và chấp nhận hụt doanh thu thuế. Nhưng nếu thành công, những điều này sẽ được bù đắp bởi số việc làm và hoạt động thương mại bùng nổ.
SEZ có lịch sử hình thành từ khá lâu. Khu vực mậu dịch tự do đầu tiên hình thành dưới nền văn minh cổ đại Phoenicia (khoảng năm 1550 trước công nguyên). Còn mô hình hiện đại đầu tiên được thành lập tại sân bay Shannon ở Ireland năm 1959. Tuy nhiên, phải đến thập niên 80, khi Trung Quốc phát triển hình thức này, nó mới được chú ý.
Từ một làng chài, Thâm Quyến (Trung Quốc) giờ đã thành siêu đô thị nhờ SEZ. Ảnh: Reuters
Từ một làng chài, Thâm Quyến (Trung Quốc) giờ đã thành siêu đô thị nhờ SEZ. Ảnh:Reuters

CÓ ĐÚNG TƯỚNG TRẦN ĐỘ BỊ QUÂN ĐỘI SÀI GÒN BẮT VÀ ĐƯỢC TRAO TRẢ SAU NĂM 1973?

Phạm Viết Đào.

Đây là thông tin mà người viết được một người bạn kể cho nghe trong thời gian “ tu nghiệp 258”?
Người bạn ở cùng phòng cho biết thông tin này kể rằng: trước đó, khi đang ở ngoài xã hội, anh có điều kiện giao lưu với người nhà hình như con ông Trần Độ nên biết được thông tin này?
Nếu quả thật tướng Trần Độ bị quân đội Sài Gòn bắt giai đoạn 1973-1974 thì quả là một thông tin quan trọng nhưng tại sao lại ít người biết?
Để kiểm chứng lại thông tin này, xin đưa lại tiểu sử của Tướng Trần Độ do WikiPedia đưa:
“ Tiểu sử[
Ông tên thật là Tạ Ngọc Phách, sinh trưởng trong một gia đình công chức ở xã Tây Giang huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Bố ông là thư ký ở toà thông sứ tại Hà Nội, thường gọi là "quan phán".
Năm 1939, ông tham gia làm báo Người Mới cùng với Nguyễn Thường Khanh, tức Trần Mai Ninh ở Hà Nội. Trong cuộc ruồng bố năm đó, ông bị Pháp bắt giữ nhưng không có chứng cứ để buộc tội nên ông lại được thả.
Trần Độ gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1940. Cuối năm1941, ông lại bị bắt[1]. Tòa án tại Thái Bình xử án 15 năm tù giam. Cuối năm 1941, từ Hoả Lò (Hà Nội), Trần Độ bị đầy lên Sơn La. Tại đây, ở tù cùng thời gian này có Nguyễn Lương BằngLê Đức ThọXuân Thuỷ... Năm 1943, trên đường giải từ Sơn La ra Côn Đảo, Trần Độ đã trốn thoát để ra ngoài tiếp tục hoạt động cách mạng. Ông lãnh đạo giành chính quyền ở Đông Anh, Hà Nội rồi bước vào cuộc đời binh nghiệp.
Công tác chính trị trong quân đội[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1946, ở tuổi 23, ông làm Chính ủy Mặt trận Hà Nội khi Toàn quốc kháng chiến. Năm 1948 ông được phong hàm đại tá. Sau đó ông tham gia làm báo Vệ quốc quân (sau này là báo Quân đội Nhân dân) trực thuộc Cục Chính trị, từ số 21 trở đi ông là Chủ nhiệm báo.
Năm 1950, ông làm chính ủy Trung đoàn Sông Lô mà Lê Trọng Tấn làm Trung đoàn trưởng, rồi làm Chính ủy Đại đoàn 312. Năm 32 tuổi (1955), Trần Độ là Chính ủy Quân khu 3 (Quân khu Tả ngạn) và đến năm 1958 được phong hàmThiếu tướng.
Cuối năm 1964, ông vào miền Nam Việt Nam với bí danh Chín Vinh, cùng với các tướng Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn, Nguyễn HòaHoàng Cầm để gây dựng lực lượng vũ trang chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa và giữ chức Phó Chính ủy và Phó Bí thư Quân ủy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Tháng 3 năm 1974, ông được phong hàm Trung tướng cùng đợt với Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Đàm Quang Trung,Đồng Sĩ Nguyên…”
Từ năm 1974 đến năm 1976, ông giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị…”

 Còn đây là tiểu sử của Tướng Trần Độ được NXB Hội Nhà văn biên soạn 2012:
“Năm 1965 - 1975
Tháng 3/1965, ông vào B2, tại đây ông là Ủy viên BCH Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân uỷ Miền, Phó Chính uỷ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam kiêm Chủ nhiệm Chính trị (đến tháng 12/1966), Chính uỷ chiến dịch Đồng Xoài (05/1965). Tham gia chuẩn bị và chỉ huy Xuân Mậu Thân (1968). Tháng 8 – 10/1969 ra Hà Nội dự Hội nghị. Trực tiếp tham gia chỉ đạo chiến dịch ở Cam pu chia (02/1970), chiến dịch Nguyễn Huệ (4/1971). Được cử làm uỷ viên BCH Trung ương (10/1973). Thời gian ở chiến trường miền Nam, ông viết nhiều bài bình luận quân sự, tổng kết kinh nghiệm công tác chính trị với các bút danh Trần Quốc Vinh, Chín Vinh, Cửu Long.
Tháng 3/1974, ông được thăng quân hàm Trung tướng. Tháng 6/1974, ông ra Hà Nội họp Hội nghị quân sự cao cấp toàn quốc, rồi được giao làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị phụ trách công tác tổng kết chiến tranh, đồng thời là Phó Ban miền Nam của Trung ương Đảng (đến tháng 9/1975).